Trong ngành gỗ, giấy nhám là một trong những vật tư cực kỳ cần thiết và phổ biến, dù nhỏ bé nhưng có tính quyết định cực kỳ lớn tới mức độ hoàn thiện cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ nét về một số loại giấy nhám sử dụng trong ngành gỗ để hiểu hơn về loai vật liệu này.
1. Giấy nhám là gì?
Giấy nhám, hiểu một cách đơn giản thì nó là một loại vật liệu mài mòn, đánh bóng, chà nhám cho bề mặt sản phẩm. Tác dụng của nó là giúp cho bề mặt sản phẩm trở nên nhẵn mịn, bằng phẳng hơn, tạo điều kiện cho lớp sơn lót, sơn phủ bám chắc hơn vào bề mặt và từ đó đảm bảo hơn tính thẩm mỹ.
Trong ngành gỗ nói riêng, giấy nhám chủ yếu được sử dụng ở công đoạn chà phá ban đầu hoặc hoàn thiện. Ở giai đoạn chà phá, giấy nhám giúp loại bỏ các phần gồ ghề, loại bỏ các lớp sơn cũ… Còn trong công đoạn hoàn thiện, nó được sử dụng để chà mịn, giúp bề mặt sản phẩm trông bóng, mịn, bằng phẳng hơn.
Tương tự như trong bất kỳ lĩnh vực nào khác, giấy nhám sử dụng trong ngành gỗ cũng có khá nhiều loại với các tùy chọn về độ nhám khác nhau, đáp ứng những yêu cầu khác nhau của công việc. Chính vì vậy nên khi chọn mua giấy nhám, thường thì người ta sẽ dựa trên công đoạn sử dụng và yêu cầu để chọn loại phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất.
2. Các loại giấy nhám sử dụng trong ngành gỗ
Như đã nói, giấy nhám sử dụng trong ngành gỗ rất đa dạng, đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng khi sử dụng. Ngày nay, vật liệu này được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên chức năng hoặc là hình dáng:
* Phân loại theo chức năng sử dụng: Trong quá trình sử dụng để sản xuất đồ gỗ nội thất thì giấy nhám sẽ được kết hợp với các dòng máy chuyên dụng, hoặc là sử dụng để chà nhám bằng tay. Dựa trên chức năng sử dụng, người ta phân loại thành các loại như sau:
+ Giấy nhám thùng: Đây là loại giấy nhám mà khi sử dụng thì sẽ được kết hợp với máy chà nhám thùng. Đặc điểm của loại giấy nhám chà gỗ này là có kích thước lớn nhất trong tất cả các loại giấy nhám hiện có trên thị trường. Nhám thùng chuyên được sử dụng để mài mịn bề mặt các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên. Tương ứng với bề rộng của các dòng máy nhám thùng thì giấy nhám thùng cũng có các kích cỡ là 600 mm, 900 mm và 1300 mm.
+ Giấy nhám băng (hay còn gọi là giấy nhám cuộn): Loại giấy nhám chà gỗ này thường có khổ rộng khoảng 300mm trở xuống, được đóng thành các băng nhỏ hoặc là cuộn lại thành từng cuộn. Khi sử dụng, nhám băng sẽ được kết hợp cùng một số loại máy chà nhám cầm tay như máy chà nhám tăng hay máy chà nhám cạnh. Ngoài ra thì người ta cũng thường cắt nhỏ nó thành từng miếng để chà nhám bằng tay tại các vị trí đặc thù.
+ Giấy Nhám tờ: Nhám tờ hiện nay là một trong những dòng giấy nhám chà gỗ được sử dụng phổ biến nhất. Kích thước thông dụng của nó là khoảng 230 x 280 mm, thường được sử dụng để chà nhám bằng tay trên các mặt phẳng, hoặc kết hợp cùng với máy chà nhám rung cầm tay để xả nhám trong quá trình sơn Pu.
* Phân loại theo độ nhám: Hiểu một cách đơn giản thì độ nhám chính là độ thô của các hạt nhám chứa trên bề mặt giấy nhám, được ký hiệu là P. Hiện nay, giấy nhám chà gỗ có các độ nhám sau đây:
+ P40: Sử dụng để chà nhám cho các bề mặt thô ráp, trên những bề mặt có độ phẳng tương đối.
+ P80: Là dòng giấy nhám sử dụng để phá, tạo độ mịn bước đầu cho bề mặt gõ.
+ P180: Với độ nhám 180, loại giấy nhám này chuyên được sử dụng để chà nhám, làm mịn cho bề mặt trước khi sơn PU.
+ P240: Dùng để xả lót sơn PU trong quá trình sơn
+ P320: Dùng để xả nhám và có khả năng mang lại độ mịn màng rất cao.
+ P400: Có tác dụng mang lại độ mịn lớn nhất hiện nay.
Với giấy nhám chà gỗ phân theo độ nhám thì thường là những sản phẩm nào có độ nhám càng cao thì khi sử dụng càng nhanh hết cát, tức là càng nhanh bị “cùn”, nhưng không phải trong mọi trường hợp đều nên ưu tiên chọn giấy nhám có độ cát cao, còn tùy thuộc vào từng công đoạn mà chúng ta sẽ sử dụng loại có độ nhám thích hợp.
ĐT