Sử dụng giấy nhám đánh bóng kim loại như thế nào cho đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất? Nếu bạn vẫn chưa biết cách sử dụng giấy nhám chà sắt, nhôm… hãy theo dõi ngay các bước được chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.
1. Các bước sử dụng giấy nhám đánh bóng kim loại
Đối với các vật dụng, chi tiết máy móc làm bằng kim loại thì trong khâu hoàn thiện, đánh bóng chính là bước quan trọng, không thể bỏ qua để mang lại bề mặt bóng láng, bắt mắt nhất và loại bỏ hoàn toàn các vết trầy xước. Vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng giấy nhám đánh bóng kim loại thì chúng ta phải làm như thế nào? Dưới đây là các bước để bạn tham khảo:
Bước 1: Mài thô
Mục đích của bước mài thô đầu tiên là giúp chúng ta loại bỏ đi những lớp thô ráp còn tồn tại trên bề mặt vật liệu.
Ở công đoạn này, muốn đạt được hiệu quả cao và nhanh chóng nhất thì người dùng phải chọn loại giấy nhám có độ nhám là P80 và P120, thông thường sẽ là giấy nhám vòng hoặc là giấy nhám tờ. Trong đó, nếu bề mặt xấu thì chúng ta nên dùng giấy nhám P80, còn bề mặt đã đạt độ hoàn thiện tốt hơn thì nên dùng giấy nhám P120. Dù chọn loại giấy nhám nào đi nữa, bạn nên sử dụng kết hợp với máy chà nhám thích hợp để mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất.
Bước 2: Mài tinh lần 1: Sau khi thực hiện bước 1 với các loại giấy nhám có độ nhám P80 và P120 thì chắc chắn là trên bề mặt kim loại sẽ xuất hiện các vết xước. Chính vì vậy, để loại bỏ hoàn toàn các vết xước này thì hãy sử dụng giấy nhám có độ nhám là P180 hoặc 240. Chọn loại nào thì còn phụ thuộc vào độ mịn bóng sẵn có của bề mặt sản phẩm. Ví dụ nếu bề mặt chỉ có ít các vết xước và nông thì chỉ cần dùng loại P180, còn nếu bề mặt bị xước nhiều hơn thì nên chọn giấy nhám có độ nhám P240.
Bước 3: Mài tinh lần 2 (hay còn được gọi là đánh bóng hairline): Ở bước này, để bề mặt sản phẩm đạt được độ mịn cao hơn, đồng đều hơn thì cần lựa chọn sử dụng các loại giấy nhám với độ nhám tầm P100, P180, P320.
Bước 4: Mài tiền xử lý, đánh bóng gương: Đây cũng chính là bước cuối cùng trong công đoạn đánh bóng bề mặt cho các sản phẩm bằng kim loại. Ở công đoạn này thì chúng ta phải lựa chọn và sử dụng các loại giấy nhám có độ mịn P1000, P1500, P2000, P3000. Nhờ sự tác động của các loại giấy nhám này, bề mặt sản phẩm sau đó sẽ có độ bóng như gương soi.
2. Một số loại giấy nhám đánh bóng kim loại phổ biến hiện nay
Hiện nay, để đánh bóng kim loại thì chúng ta có thể lựa chọn và sử dụng nhiều loại giấy nhám khác nhau. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua những loại được sử dụng phổ biến nhất.
* Giấy nhám vòng:
Dòng giấy nhám vòng trên bề mặt có chứa các hạt mài dạng Ceramics, Pearl, cho tác dụng chà nhám rất cao, loại bỏ tốt các vết rỉ sét, các lớp sơn cũ và kể cả các vết xước cho bề mặt sản phẩm một cách nhanh chóng.
* Giấy nhám cuộn:
Dòng giấy nhám siêu mịn này có ưu điểm nổi trội là có thể tự mài sắc ngay trong quá trình chà nhám, do đó không chỉ đảm bảo hiệu quả chà nhám, đánh bóng cao, mà còn giúp tăng số lần tái sử dụng, tiết kiệm chi phí. Hiện nay trên thị trường, các dòng nhám cuộn được yêu thích và sử dụng nhiều nhất cho việc đánh bóng kim loại là cá dòng như NCA, nhám cuộn vải mềm cát đỏ JB5...
* Giấy nhám tờ:
Có thể nói nhám tờ chính là loại giấy nhám được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong bất kỳ lĩnh vực nào, kể cả lĩnh vực cơ khí để đánh bóng bề mặt cho các vật dụng bằng kim loại. Ưu điểm của giấy nhám tờ là có thiết kế gọn, tiện lợi trong sử dụng, có thể luồn lách vào các vị trí khó của sản phẩm khi chà nhám, đánh bóng bằng tay.
Trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về các bước để sử dụng giấy nhám đánh bóng kim loại và một số dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến. Để được tư vấn thêm và nhận báo giá chi tiết… vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
ĐT