Bảng giá giấy nhám

Cập nhật bảng giá giấy nhám mới nhất cũng những chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giấy nhám là gì, phân loại, công dụng và cách sử dụng giấy nhám. Tham khảo ngay để giúp bạn có thể phát huy được sản phẩm này tối ưu nhất. 

1. Giấy nhám là gì?

Giấy nhám hay còn gọi là giấy ráp, một loại giấy mài mòn vật liệu được gắn liền với bề mặt của nó. Mục đích sử dụng của giấy nhám là loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu từ bề mặt hay giúp cho sản phẩm trông mịn màng hơn, bỏ đi lớp sần sùi và làm cho vật dụng trơn láng trước khi muốn dán keo. 

 

Giấy nhám có cấu tạo gồm ba phần là hạt nhám, keo dính và lớp giấy hay vải.

+ Hạt nhám còn được gọi là hạt mài, bộ phận quan trọng nhất cấu tạo nên giấy nhám. Công dụng của nó là để mài mòn, đánh bóng cho giấy nhám. Trên thị trường hiện có khá nhiều loại hạt mài khác nhau, có thể kể đến như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia,…

+ Keo dính với công dụng giúp gắn kết hạt nhám vào lớp giấy hay vải.

+ Giấy hai vải là bộ phận để chứa hạt nhám và keo dính.

2. Công dụng của giấy nhám

+ Giấy nhám có tác dụng mài mòn, mài vẹt

Với cấu tạo gồm những hạt nhám được sắp xếp phù hợp trên bề mặt giấy hay vải, giấy nhám được hoạt động giống như một cái cưa nhưng không có công dụng cắt mà chỉ dừng lại ở khả năng mài mòn. 

Sử dụng giấy nhám có thể mài mòn được nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như sắt, gỗ, xi măng,… Nó giúp phá đi lớp xù xì và để chuẩn bị cho các công đoạn kế tiếp. Ngoài ra, giấy nhám còn phát huy được công dụng tuyệt vời khi phá bỏ lớp sơn cũ để chuẩn bị cho việc sửa chữa, khoác lên bề mặt vật liệu một lớp áo mới. 

Trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám không chỉ mài mòn mà nó còn giúp mài vẹt tròn những góc cạnh để sản phẩm trở nên tròn trịa, dễ thao tác hơn. Các hạt grit tồn tại trong tấm giấy nhám cũng phát huy hiệu quả trong việc phá vỡ. 



+ Giấy nhám có tác dụng đánh bóng, đánh thô bề mặt

Đánh bóng kim loại cũng là một công dụng tuyệt vời không thể không kể đến của giấy nhám. Hiện nay, người ta sử dụng giấy nhám để đánh bóng các vật liệu, gia tăng độ ma sát, giúp làm mềm mịn, làm nhẵn bề mặt vật liệu. Tiếp đó, khi các vật liệu được đánh bóng thì người dùng sẽ dễ dàng thực hiện các công đoạn kế tiếp đó là sơn, vecni bảo vệ,… Nhờ vậy mà sản phẩm sẽ được khóa lên mình một lớp sơn có màu sắc mới, giúp ngăn ngừa tình trạng mối mọt tấn công hay rỉ sét. 

3. Phân loại giấy nhám

Giấy nhám được phân loại theo nhìn hình thức khác nhau cụ thể như sau:

3.1. Dựa vào hình dạng

+ Giấy nhám vòng: Là loại giấy nhám được sản xuất chuyên sử dụng cho máy chà nhám thùng, giúp làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng có các loại 600m, 900mm và 1300mm. 

+ Giấy nhám tròn: Là loại giấy nhám có hình dạng tròn và cho phép làm giảm bớt đi nhiệt năng, từ đó kéo dài thời gian gia công, tăng chất lượng bề mặt sau khi chà nhám xong.



+ Giấy nhám tờ: Đây là giấy nhám có kích thước từ 230x280mm, nó chuyên được sử dụng để chà nhám phẳng thủ công hay sử dụng với máy rung cầm tay. Thông thường, giấy nhám tờ được ứng dụng nhiều nhất là trong quá trình sơn PU.

+ Giấy nhám xếp: Cũng là một loại vải nhám với hình dạng tròn và được cắt thành từng miếng rồi sau đó xếp lại. 

3.2. Phân loại dựa vào đặc tính

+ Giấy glasspaper: Hay còn gọi là giấy đá lửa với trọng lượng nhẹ, màu vàng nhạt. Đặc điểm của loại giấy nhám này là dễ phân hủy và ít khi được dùng trong ngành chế biến gỗ. 

+ Giấy garnet: Loại giấy nhám này có màu nâu đỏ và thường được dùng nhiều trong ngành chế biến gỗ. Nhờ cấu tạo lớp cát không quá giày nên loại nhám này thích hợp trong công đoạn xử lý cuối cùng trước khi sơn. 

+ Giấy oxide nhôm (Aluminium Oxide): Đây là loại giấy nhám phổ biến được sử dụng trong ngành chế biến gỗ và thường được dùng trong điện máy đánh nhám. Loại giấy nhám này bền hơn so với giấy nhám garnet, tuy nhiên về hiệu quả thì nó không bằng. 



+  Silicon Carbide: Thông thường loại giấy nhám này có màu tối hoặc màu đen, nó được sử dụng nhiều để hoàn thiện kim loại hay sử dụng để ướt chà nhám, sử dụng nước như là chất bôi trơn. Dù vậy, loại giấy nhám này không thích hợp trong ngành chế biến gỗ. 

+ Ceramic Sandpaper: Hay còn gọi là giấy nhám gạch, nó được làm từ một số chất mài mòn với độ bền cao và khả năng loại bỏ được lượng nguyên liệu đáng kể, nhanh chóng.

+ Giấy nhám hạt Zircornia: Loại giấy nhám này cho độ bén cao, bền bỉ nhờ có sự kết hợp của hai loại hạt là Aluminium và Silicon. Hiện nay loại giấy nhám này được dùng nhiều để mài các sản phẩm từ inox với giá thành cao hơn nhiều so với những loại giấy nhám khác. 

3.3. Phân loại theo độ cát

Độ cát hay còn gọi là độ nhám, nó có nghĩa là độ thô mịn của bề mặt giấy nhám. Thông thường nó hay được ký hiệu là #, P, A, AA. Độ nhám càng lớn thì số lượng hạt cát càng dày, độ ma sát càng lớn. Theo đó, nó có các loại như sau:

+ Độ nhám thô: Gồm các loại như P40, P60, P80, P100, P120. Nó phù hợp để đánh phá các bề mặt gồ ghề của mối hàn, gỉ sét, bề mặt gỗ cứng. Tuy nhiên, loại nhám có độ cát này không thích hợp để đánh nhẵn bề mặt trước khi sơn. 

+ Độ nhám trung bình: Gồm các loại như P150, P180, P220, P240, P320, P400, P500, P600, P800. Với loại có độ cát P150, P180, P220 sẽ thích hợp sử dụng để chà nhám gỗ chuẩn bị hoàn thiện, không phù hợp để loại bỏ vecni hay sơn từ gỗ. Còn loại P400, P500, P600, P800 thích hợp cho giai đoạn đầu trong công đoạn đánh bóng bề mặt nhưng chưa cần quá mịn màng. 

+ Độ nhám mịn: Bao gồm các loại như P1000, P1200, P1500, P2000, P2500. Ở mức nhám P1000, P1200 người dùng có thể sử dụng để chà nhám cho giai đoạn cuối cùng của việc hoàn thiện, đánh bóng gỗ. 

+ Độ nhám siêu mịn: Bao gồm các loại như P3000, P4000, P5000, P6000, P7000, P8000. Nó thích hợp sử dụng để gia tăng độ bóng trong giai đoạn hoàn thiện, yêu cầu có bóng hay sự mịn màng cao. 



4. Cách sử dụng giấy nhám

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giấy nhám khác nhau, chúng được phân theo trạng thái khô hoặc ướt. Ngoài ra, cũng có loại giấy nhám cả khô và ướt để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng. 

+ Đối với giấy nhám khô: Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần chà trực tiếp giấy nhám lên bề mặt cần chà nhám là được. 

+ Đối với giấy nhám ướt: Bạn hãy để nó dưới vòi nước đang chảy nhỏ rồi chà nhám trực tiếp. Ngoài ra bạn cũng có thể nhúng nguyên miếng giấy nhám vào nước rồi vò nát, lấy nước làm ướt phần cần chà rồi dùng giấy nhám chà nhẹ bề mặt sau. Tiếp theo hãy lấy miếng bông mềm hay khăn ẩm lau sạch đi hạt mùn. Với phương pháp chà ướt này thích hợp sử dụng trong công nghiệp sơn ô tô, giúp đánh bóng bề mặt cần sơn, làm bề mặt sản phẩm được bằng phẳng, không bị rộp, chảy,…

5. Bảng giá giấy nhám

5.1. Nhám xếp, nỉ các loại

Mã hàng

Tên hàng

Đơn giá

Ghi chú

NXF

Nhám xếp đánh bóng Flower shape #40-#320

3,400

Sắt-inox-Gỗ

NXT

Nhám xếp đánh bóng hiệu Đầu trâu CALF #40-#320

6,400

Sắt-inox-Gỗ

NXE

Nhám xếp đánh bóng hiệu Extra #40-#320

6,800

Sắt-inox-Gỗ

NXJ

Nhám xếp đánh bóng hiệu JP #40-#320

6,800

Sắt-inox-Gỗ

NXF

Nhám xếp Feng Jing Quan Ø100X16X 52 lá

5,600

Sắt-inox-Gỗ

NXK

Nhám xếp Nhật KENDO Ø100X16X 72 lá

7,600

Sắt-inox-Gỗ

NDB

Nỉ xám (Xốp đỏ) BSA-đánh bóng Inox 

6,800

Sắt-inox-Gỗ

NDB

Nỉ xám (Xốp đỏ) BSA-đánh bóng Inox 

6,800

Sắt-inox-Gỗ

XD

Xơ dừa đánh bóng Inox

6,100

Sắt-inox-Gỗ

NTM

Nỉ trắng lông cừu hiệu: Mèo -shuofeng felt

10,400

Sắt-inox-Gỗ

NTCM

Nỉ trắng lông cừu hiệu: Cá Mập (loại dầy đẹp)

10,800

Sắt-inox-Gỗ

NTCS

Nỉ trắng lông cừu hiệu: Cá Sấu (loại dầy đẹp)

10,800

Sắt-inox-Gỗ

NTCMR

Nỉ trắng lông cừu hiệu: Cá Mập (loại mỏng)

10,100

Sắt-inox-Gỗ

NTCSR

Nỉ trắng lông cừu hiệu: Cá Sấu (loại mỏng)

10,100

Sắt-inox-Gỗ

NTCC

Nỉ trắng lông cừu hiệu: Con Cá

8,300

Sắt-inox-Gỗ

NTR

Nỉ trắng lông cừu R

4,300

Sắt-inox-Gỗ


5. 2. Giấy nhám cuộn


+ Nhám cuộn vải cứng GXK51 (lòng vàng)

Số cát

Giá bán theo VNĐ/cuộn

Khổ 4” x 40m

Khổ 6” x 40m

Khổ 24’’ x 40m

36# - 40#

400.000đ/c

600.000đ/c

2.310.000đ/c

60# - 80#

390.000đ/c

570.000đ/c

2.180.000đ/c

100# - 240#

370.000đ/c

540.000đ/c

2.070.000đ/c


+ Nhám cuộn vải mềm: JB5 (lòng trắng)

Số cát

Giá bán theo VNĐ/cuộn

Khổ 4” 40m

Khổ 6” x 40m

Khổ 24’’ 40m

80# - 400#

230.000đ/c

330.000đ/c

1.240.000đ/c

 
Như vậy đến đây bạn có thể nắm rõ bảng giá giấy nhám và những thông tin cụ thể về sản phẩm này rồi đúng không nào? Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp một sản phẩm giấy nhám mà mình ưng ý nhất?

Khắc Sử

Khác

CÔNG TY TNHH NHẬT TIẾN HƯNG

  • 1041/62/197b Trần Xuân Soạn, Khu Phố 5, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. HCM
  • ĐT: 028. 3775 2315
  • Hotline: 0938 168 238 - 0986 973 728 - 0909 988 270 - 0909 458 119
  • Zalo: 0909 988 270 (Đỗ Hiền) - 0909 458 119 (anh Huỳnh) - 0919 052 502 (Hối Nguyễn)
  • Fax: 08. 3775 0155
  • Email: nhattienhung@gmail.com