Giấy nhám có mấy loại? Đặc điểm và công dụng của chúng ra sao? Đây là những thắc mắc mà chúng ta cần được giải đáp thì mới có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho yêu cầu công việc của mình. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cho mình.
1. Các loại giấy nhám phân loại theo độ cát
Hiểu một cách nôm na thì độ cát chính là độ sắc của các hạt mài phân bổ trên bề mặt giấy nhám. Độ cát còn được gọi là độ mịn và thường thì nếu giấy nhám có độ cát càng cao thì mật độ giữa các hạt càng dày đặc, giúp mang lại khả năng chà nhám, đánh bóng, làm mịn tốt hơn cho bề mặt sản phẩm.
Dưới đây là điểm danh các loại giấy nhám được phân loại theo độ cát:
+ Giấy nhám có độ cát P40: Dòng sản phẩm có độ cát hạt nhám P40 là dòng sản phẩm chuyên dụng để dùng trong khâu chá phá cho bề mặt gỗ, giúp loại bỏ các lớp xù xì, thô ráp trên bề mặt để từ đó mang lại độ phẳng tương đối cho sản phẩm.
+ Giấy nhám có độ cát P80: Những dòng giấy nhám có độ cát P80 là sự lựa chọn thích hợp nếu người dùng muốn tạo được độ láng mịn bước đầu cho sản phẩm để tiếp tục gia công các chi tiết tiếp theo.
+ Giấy nhám có độ cát P180: Loại giấy nhám này hiện nay thường được sử dụng để chà phá cho bề mặt, tuy nhiên nếu so với loại P40 thì vì nó có độ mịn, độ sắc cao hơn nên sẽ giúp tạo độ láng mịn, bằng phẳng tốt hơn.
+ Giấy nhám có độ cát P240: Thường được sử dụng cho quá trình chà nhám xả lót để tiếp tục cho khâu tiếp theo là sơn PU.
+ Giấy nhám có độ cát P320: Cũng được dùng để chà xả nhám, mang lại độ mịn màng cao.
+ Giấy nhám có độ hạt P400: Đây là loại giấy nhám có độ sắc hạt nhám cao nhất trên thị trường hiện nay, thường được sử dụng để xử lý các vết xước, đánh bóng bề mặt cho những sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
2. Các loại giấy nhám phân theo hình thức, chức năng
Ngoài các loại giấy nhám được phân loại theo độ sắc hạt nhám thì chúng ta còn có các loại giấy nhám phân loại theo hình thức. Cụ thể như sau:
+ Giấy nhám tờ: Giấy nhám tờ hiện nay được sản xuất với rất nhiều kích thước khác nhau, nhưng trong số đó phổ biến nhất chính là loại có kích thước 230x280mm.
Để sử dụng thì giấy nhám tờ sẽ được kết hợp với máy chà nhám tăng, máy chá nhám cầm tay hoặc là dùng bằng tay thông thường để chà nhám tại các vị trí khó, trong khâu hoàn thiện sản phẩm.
+ Giấy nhám thùng: Đặc điểm của giấy nhám thùng chính là có khổ rất rộng, rộng nhất trong tất cả các loại giấy nhám hiện nay. Giấy nhám thùng khi sử dụng sẽ được kết hợp với máy chà nhám thùng để chà phá cho các bề mặt gỗ tự nhiên. Tùy thuộc vào kích thước máy chà nhám thùng mà người ta sẽ chọn giấy nhám thùng có kích thước tương ứng để đảm bảo sự vừa khít khi lắp đặt và hiệu quả công việc khi sử dụng.
Hiện nay, với đăc điểm kích thước và yêu cầu sử dụng như vậy nên giấy nhám thùng là lựa chọn chuyên dụng cho các nhà máy, xí nghiệp lớn cần chà nhám với tốc độ cao.
+Giấy nhám băng, cuộn: Giấy nhám cuộn có đặc điểm là sở hữu chiều rộng khổ giấy từ 300mm đổ lại. Về mặt chức năng thì nó được sử dụng kết hợp với máy chà nhám có kích thước nhỏ để chà nhám, đánh bóng cho các góc, cạnh của sản phẩm. Ngoài ra thì nếu muốn, người ta cũng có thể cắt nhỏ thành các tấm để chà nhám bằng tay như là giấy nhám tờ.
Trên đây chúng tôi vừa thông tin đến bạn các loại giấy nhám được sử dụng phổ biến hiện nay. Để được cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng với chiết khấu cao nhất và giao hàng tận nơi… hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
ĐT