Bạn đã nghe nhắc nhiều về độ nhám của giấy nhám nhưng không biết nó là gì? Hoặc bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về giấy nhám để biết cách sử dụng sản phẩm này sao cho đúng? Vậy thì hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn bạn nhé.
1. Độ nhám của giấy nhám là gì?
Độ nhám của giấy nhám còn gọi là grit, đây là từ ngữ diễn tả các hạt mài mòn có trên bề mặt của giấy nhám, vải nhá, Thông thường, các nhà sản xuất sẽ dựa vào độ nhám để định giá và xếp loại các dòng sản phẩm ở trên thị trường. Và dù là dòng giấy nhám nào như nhám nai, nhám ó Hàn Quốc, nhám cuộn vải mềm,… thì độ nhám càng cao sẽ càng sắc, hiệu quả mòn sẽ càng nhanh.
Tuy vậy, khi chà nhám không phải bất kỳ sản phẩm nào, công đoạn nào cũng dùng đến loại giấy nhám có grit cao. Tùy theo chất liệu bề mặt cần nhám và yêu cầu sau chà nhám mà người dùng đưa ra sự lựa chọn phù hợp hơn.
Khi mua các sản phẩm giấy nhám bạn sẽ thấy trên bao bì hoặc trên chính sản phẩm giấy nhám có các ký hiệu chữ A hoặc chữ P, đó chính là ký hiệu về độ nhám. Cụ thể như sau:
- P: Đây là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn châu Âu.
- A: Là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn của Nhật.
Ở đây người dùng cần phân biệt rõ ràng ký hiệu A và P, đây cũng không phải là độ nhám là ký hiệu nhám ý chỉ độ kích thước trung bình của một tổ hợp hạt. Có khá nhiều loại hạt như 50, 60, 70, 80,… và giới hạn tỉ lệ % cho phép các loại hạt này sẽ được hiệu hội sản xuất giấy nhám quốc tế quy định.
Như vậy, khi chọn mua giấy nhám nếu thấy trên bao bì hoặc trên sản phẩm có ký hiệu ví dụ như P60 thì đó là ám chỉ cả một tập hợp số, không phải là một con số. Tương tự như vậy, khi thấy ký hiệu A60 có nghĩa là nó là một tập hợp số và không thể quy đổi từ A sang P cũng như từ P sang A.
Giá trị P và A của từng đơn vị sản xuất giấy nhám là không giống nhau. Chẳng hạn, cả hai sản phẩm có ký hiệu P60 nhưng một sản phẩm xuất xứ từ Đức và một sản phẩm xuất xứ từ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc thì tỉ lệ hạt sẽ có sự khác nhau. Đó là do dây chuyền và công nghệ sản xuất ở mỗi nơi mỗi khác nên mang lại sản phẩm chất lượng không giống nhau.
Người dùng muốn chọn được loại giấy nhám phù hợp với nhu cầu thì không chỉ yếu tố này mà còn có rất nhiều chi tiết khác bên dưới cần phải quan tâm.
2. Cấu tạo giấy nhám
Dù đặc điểm khác nhau nhưng các loại giấy nhám đều có cấu tạo chung là ba bộ phận, một là lớp giấy (vải), hai là hạt mài và ba là keo dán. Trong ba bộ phận này, hạt mài là chi tiết quan trọng nhất quyết định đến khả năng mài mòn và chất lượng bề mặt sản phẩm hoàn thiện. Hiện nay, thị trường có nhiều loại hạt mài sử dụng để sản xuất giấy nhám như đá lửa, Garnet, Emery, Ôxit nhôm, Alumina-zirconia,…
3. Phân loại giấy nhám
Giấy nhám được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Phân loại theo chức năng
• Giấy nhám thùng: Đây là loại giấy nhám chuyên sử dụng cho máy chà nhám có bề rộng 600, 900, 1300mm và áp dụng nhiều trong ngành sản xuất đồ gỗ.
• Giấy nhám cuộn: Chuyên được sử dụng cho máy chà nhám cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh, máy mài bavia,… với bề rộng dưới 300mm.
•
Giấy nhám tờ: Đây là loại giấy nhám chuyên dùng thủ công hay kết hợp với máy chà nhám rung cầm tay với kích thước 230 x 280mm. Sử dụng loại giấy nhám này phổ biến trong công nghệ sơn PU.
+ Phân loại theo độ cát
Dựa vào độ cát giấy nhám được phân làm các loại như sau:
• P40, P80: Cần cho sản phẩm có yêu cầu độ mịn tương đối.
• P180: Phục vụ cho nhu cầu sơn lớt PU.
• P240: Phục vụ cho xả lót PU.
• P320: Đem lại sản phẩm với độ mịn cao.
• P400: Phục vụ cho nhu cầu tạo ra sản phẩm với độ mịn rất cao.
Với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về độ nhám và đặc điểm các loại giấy nhám hiện nay trên thị trường. Còn để mua các sản phẩm này đừng chần chờ gì nữa mà hãy nhấc điện thoại lên gọi ngay cho chúng tôi bạn nhé.
ĐT