Hiện nay, giấy nhám được ứng dụng khá nhiều trong ngành gỗ, giúp mang lại các sản phẩm nội thất gỗ đẹp mắt và bền bỉ hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết giấy nhám sử dụng trong ngành gỗ có những loại nào. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi tổng hợp thông tin và gửi đến bạn đọc đầy đủ nhất.
1. Giấy nhám là gì?
Giấy nhám trong tiếng anh gọi là Glasspaper, đây là một loại giấy mài mòn vật liệu giúp gắn liền với bề mặt của nó. Chúng được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô ở trên bề mặt của gỗ, qua đó giúp bề mặt thành phẩm luôn đảm bảo sự mịn màng, hỗ trợ làm nền cho các công đoạn gia công trong quá trình sản xuất vô cùng hiệu quả.
2. Các loại giấy nhám sử dụng trong ngành gỗ
Thị trường với nhiều loại giấy nhám khác nhau, để sử dụng trong ngành gỗ người ta phân giấy nhám theo chức năng và độ hạt.
2.1. Phân loại giấy nhám theo chức năng
+ Giấy nhám thùng
Đây là loại giấy nhám với kích thước lớn và hay được sản xuất để dùng cho máy đai nhám, loại máy cỡ lớn chuyên được ứng dụng cho mục đích làm bề mặt gỗ tự nhiên được mịn màng hơn. Bề mặt của giấy nhám thùng có 3 kích thước khác nhau là 600m, 900mm, 1300mm. Vì vậy người dùng không gặp quá nhiều khó khăn trong việc lựa chọn một loại giấy nhám thùng phù hợp với nhu cầu.
+ Giấy nhám băng (cuộn)
So với giấy nhám thùng thì giấy nhám băng hay giấy nhám cuộn có kích thước nhỏ hơn, thông thường chiều rộng của nó khoảng từ 300mm trở xuống. Theo đó, giấy nhám sẽ được đóng thành băng nhỏ hay thành cuộn thường được sử dụng cho những loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy nhám cạnh hoặc được cắt nhỏ để thành miếng tùy theo nhu cầu sử dụng.
+ Giấy nhám tờ
Giấy nhám với kích thước phổ biến là 230 x 280 mm, chúng được dùng để chà nhám mặt phẳng bằng tay theo phương pháp thủ công hoặc máy rung cầm tay để phục vụ cho nhu cầu xả nhám của quá trình sơn PU là chính.
2.2. Phân loại giấy nhám theo độ cát
Độ cát được hiểu chính là độ thô của từng loại giấy nhám và được ký hiệu bằng chữ P (point). Thông thường, độ cát của giấy nhám sẽ được phân loại từ thấp đến cao tương ứng với độ mịn của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Cụ thể hiện nay giấy nhám được phân loại theo độ cát như sau:
• P40: Đây là loại giấy nhám có công dụng phá vỡ bề mặt thô ráp của gỗ để mang lại bề mặt có độ bằng phẳng tương đối.
• P80: Đây cũng là loại giấy nhám có công dụng phá, giúp bề mặt trở nên mịn màng hơn.
• P180: Đây là loại giấy nhám được dùng để xử lý cho bề mặt mịn màng trước khi lót PU.
• P240: Là loại giấy nhám xả lót PU trong quá trình sơn.
• P320: Đây là loại giấy nhám xả mang lại độ mịn màng cao.
• P400: Trong số các loại giấy nhám hiện nay trên thị trường thì độ mịn P400 là cao nhất, nó được sử dụng cho các bề mặt sản phẩm yêu cầu độ mịn khắt khe nhất.
Một điều mà người dùng cần phải lưu ý đó là khi giấy nhám có độ mịn càng lớn thì đồng nghĩa với việc sẽ nhanh hết cát. Bên cạnh đó, trên thị trường còn có các nhà sản xuất báo rằng họ cung cấp loại giấy nhám có độ cát 500, 600, song thực tế ngưỡng 400 là cao nhất. Trong ngành sản xuất đồ gỗ nói chung và những ngành khác cần sử dụng giấy nhám thì độ cát P400 là có thể đáp ứng được mọi yêu cầu.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn giấy nhám là gì. Đặc điểm của các loại giấy nhám sử dụng trong ngành gỗ hiện nay ra sao. Còn nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp giấy nhám uy tín, chất lượng thì bạn hãy đến với Nhật Tiến Hưng. Chúng tôi là một công ty chuyên sản xuất và phân phối các loại giấy nhám trong ngành gỗ, cam kết chất lượng, giá thành cạnh tranh. Liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết.
ĐT