Giấy nhám mịn là loại giấy nhám với độ nhám từ 1000, 1200, 1500, 2000 đến 2500. Nhờ đặc tính mềm, dẻo, độ bền cao nên loại giấy nhám này thích hợ sử dụng để loại bỏ các vết trầy xước dù rất nhỏ, tạo bề mặt bóng bẩy và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu khắt khe nhất của người dùng. Sử dụng giấy nhám mịn có thể kết hợp được cả hai phương pháp chà khô và chà ướt.
1. Đặc điểm của giấy nhám mịn
- Giấy nhám mịn có lớp foam ở giữa với công dụng giảm thiểu các rủi ro do áp lực tay khi chà gây nên. Nhờ vậy mà sử dụng giấy nhám trở nên đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Cấu tạo giấy nhám mịn đơn giản, vậy nên việc xử lý các yêu cầu có độ bóng cao cũng đảm bảo dễ dàng và hiệu quả như ý.
- Giấy nhám mịn cho phép người dùng chà ướt, chà khô hay kết hợp cả hai phương pháp đều được. Tuy nhiên, muốn đảm bảo kết quả cao nhất thì người dùng nên chọn phương pháp chà ướt.
- Hạt nhám với đa dạng lựa chọn như P1000, P1500, P2000, P2500, P3000, P4000, P5000, P8000.
2. Khi nào cần dùng đến giấy nhám mịn?
+ Khi cần mài mòn, mài vẹt vật liệu
Giấy nhám mịn với cấu tạo gồm các hạt mài được sắp xếp phù hợp trên mặt giấy, nhờ đó mà nó có thể mài mòn được nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như sắt, gỗ, kim loại, xi măng,… Nhờ nó mà lớp ghồ ghề, xấu xí trên bề mặt vật liệu được loại bỏ và chuẩn bị cho công tác sửa chữa, sơn tiếp theo được diễn ra thuận lợi hơn.
Riêng với ngành chế biến gỗ thì giấy nhám mịn không chỉ dùng để mài mòn mà nó còn có công dụng vẹt tròn các góc cạnh của sản phẩm, giúp nó trở nên đẹp hơn và dễ chế tác các bước tiếp theo.
+ Khi cần đánh bóng, đánh thô bề mặt
Một công dụng tuyệt vời không thể không kể đến của giấy nhám mịn đó là đánh bóng kim loại. Theo đó, khi cần đánh bóng, đánh thô bề mặt kim loại người ta sẽ dùng giấy nhám mịn để chà lên đó, làm tăng độ ma sát, mềm, mịn và nhẵn bề mặt vật liệu.
Nhờ sử dụng giấy nhám mịn mà vật liệu được chuẩn bị sẵn sàng cho các bước tiếp theo như sơn, vecni bảo vệ,… giúp nó khoác lên mình một lớp sơn mới, ngăn chặn tình trạng bị gỉ sét hay mối mọt tấn công.
3. Cách sử dụng giấy nhám mịn hiệu quả
Tùy vào trường hợp khác nhau mà người dùng sử dụng giấy nhám mịn như thế nào cho phù hợp. Đối với phương pháp chà khô bạn chỉ việc đặt giấy nhám lên bề mặt vật liệu và chà trực tiếp là được.
Đối với phương pháp chà ướt bạn phải để vật liệu dưới vòi nước rồi lấy giấy nhám mịn chà lên nói. Phương pháp này giúp bạn không cần phải tốn nhiều thời gian vệ sinh bề mặt vật liệu sau khi chà. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chỉ phù hợp với một số vật liệu nhất định. Còn với các sản phẩm như đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ thì sẽ làm hư hỏng.
Để khắc phục tình trạng đó bạn nên nhúng giấy nhám mịn vào nước rồi vò nát. Đem nó chà lên bề mặt vật liệu, cuối cùng dùng bông mềm hay khăn ẩm lau sạch hạt mùn vừa rơi ra sau khi chà nhám là được. Nhìn chung, phương pháp chà ướt này chỉ phù hợp với ngành công nghiệp sơn ô tô, đánh bóng bề mặt cần sơn, ngăn ngừa tình trạng bị rộp, chảy. Còn nếu ngành đồ gỗ thủ công thì tốt nhất bạn nên chọn giải pháp chà khô.
Ngoài việc áp dụng phương pháp chà nhám đúng cách thì lựa chọn giấy nhám mịn phù hợp với mục đích sử dụng cũng rất quan trọng. Mỗi quy cách nhám sẽ phù hợp với từng ngành nghề, mục đích dùng khác nhau. Nếu bạn dùng loại nhám có quy cách thấp sẽ không phát huy được công dụng như ý. Còn nếu dùng loại có quy cách cao quá mức cần thiết thì sẽ tốn kém, lãng phí.
Do vậy, nếu chưa biết cách lựa chọn loại giấy nhám mịn sao cho đúng bạn nên liên hệ với Nhật Tiến Hưng. Chúng tôi là một đơn vị chuyên sản xuất và phân phối các loại giấy nhám khác nhau trên thị trường. Đến với chúng tôi bạn sẽ được tư vấn và lựa chọn sản phẩm tốt nhất, chất lượng và giá cả phải chăng nhất.
Thùy Duyên