Trang Chủ » Tin Tức Nội Bộ » Giấy Nhám - Keo 502» Công dụng và cách sử dụng giấy nhám tờ

Công dụng và cách sử dụng giấy nhám tờ

Với chức năng mài mòn, đánh bóng, giúp bề mặt vật liệu trở nên bắt mắt hơn, chính vì vậy mà giấy nhám tờ ngày càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn. Vậy bạn đã biết công dụng và cách sử dụng giấy nhám tờ hay chưa? Nếu chưa thì cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Giấy nhám tờ là gì?

Giấy nhám tờ là một vật liệu mà mòn được ứng rộng rãi trong đời sống và trong các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất. Sự góp mặt của giấy nhám tờ giúp người dùng đạt được hiệu quả làm việc cao hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ vượt trội hơn. 



Dựa vào hạt nhám mà nhà sản xuất phân nhám tờ thành các loại như sau:

+ P40: Loại nhám tờ này thích hợp dùng để chà bề mặt vật liệu gỗ, mang lại bề mặt tương đối bằng phẳng. 

+ P80: Loại nhám tờ này thích hợp dùng để chà nhám cho bề mặt gỗ, đảm bảo bề mặt phẳng mịn hơn so với các loại nhám trên. 

+ P180: Thích hợp sử dụng để chà nhám cho các bề mặt chuẩn bị sơn PU.

+ P240: Sử dụng để xả lót PU trong quá trình sơn.

+ P320: Thích hợp dùng cho những bề mặt có yêu cầu độ mịn cao. 

+ P400: Là loại nhám tờ có độ sắt cao nhất và phục vụ cho bề mặt có yêu cầu độ mịn tuyệt đối. 



2. Công dụng của giấy nhám tờ

- Tác dụng mài mòn, mài vẹt 

Giấy nhám tờ với cấu tạo từ những hạt cát và được sắp xếp một cách logic ở trên bề mặt giấy. Qua đó giúp việc mài mòn bề mặt vật liệu được dễ dàng hơn. Nhìn chung, giấy nhám tờ có cơ chế hoạt động tương tự như cái cưa, song nó không có công dụng cắt. 

Người dùng có thể sử dụng giấy nhám tờ để mài mòn bề mặt vật liệu gỗ, sắt, xi măng,… Qua đó loại bỏ được các lớp xù xì ở trên bề mặt để chuẩn bị cho những công đoạn kế tiếp. Ngoài ra, để phá bỏ đi lớp sơn cũ và chuẩn bị cho công tác sửa chữa, khoác lên bề mặt vật liệu một lớp “áo” mới thì cũng không thể nào thiếu được sự góp mặt của giấy nhám. 

Trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám tờ không chỉ đảm nhận vai trò mài mòn mà còn giúp mài vẹt tròn các góc cạnh của sản phẩm. Nhờ vậy mà sản phẩm sau khi hoàn thiện trở nên đẹp mắt và cuốn hút hơn. 



- Tác dụng đánh bóng và đánh thô bề mặt

Một công dụng khác không thể không nhắc đến của giấy nhám tờ chính là khả năng năng đánh bóng kim loại. Nhờ nó mà bề mặt của kim loại được làm mềm, nhẵn bóng và gia tăng độ ma sát. Qua đó chuẩn bị cho công tác sơn, đánh vecni bảo vệ được thực hiện về sau dễ dàng hơn. 

3. Cách dùng giấy nhám tờ

Tùy theo mục đích, ngành nghề khác nhau mà người dùng lựa chọn loại giấy nhám tờ như thế nào, qua đó có phương pháp sử dụng khác nhau. Có loại giấy nhám tờ được sản xuất ở trạng thái khô, có loại giấy nhám tờ được sử dụng ở trạng thái ướt, có loại được sản xuất cho phép sử dụng được cả ở trạng thái khô và trạng thái ướt. 



- Đối với giấy nhám tờ khô người dùng chỉ cần sử dụng nó chà trực tiếp lên bề mặt của vật liệu là được. 

- Đối với giấy nhám ướt chỉ cần để vật liệu dưới vòi nước đang chảy rồi dùng giấy nhám tờ chà nó. Hoặc có một cách khác là bạn hãy nhúng giấy nhám vào trong nước để làm ướt rồi sau đó vò nát trước khi mang nó ra chà lên bề mặt vật liệu. Hoàn thành công đoạn này bạn chỉ cần dùng khăn mềm hay khăn ẩm lau sạch đi tất cả các hạt mùn là được. Hiện nay, người ta thường dùng giấy nhám tờ ướt cho ngành công nghiệp sơn ô tô, mài lót sơn, đánh bóng bề mặt cần sơn,…

Trên đây là một số chia sẻ giúp mọi người hiểu rõ hơn về giấy nhám tờ, công dụng và cách sử dụng các dòng sản phẩm này. Nếu còn thắc mắc điều gì hay cần tìm địa chỉ cung cấp giấy nhám tờ uy tín, chất lượng, đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi bạn nhé. 

Thùy Duyên

Khác

CÔNG TY TNHH NHẬT TIẾN HƯNG

  • 1041/62/197b Trần Xuân Soạn, Khu Phố 5, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. HCM
  • ĐT: 028. 3775 2315
  • Hotline: 0938 168 238 - 0986 973 728 - 0909 988 270 - 0909 458 119
  • Zalo: 0909 988 270 (Đỗ Hiền) - 0909 458 119 (anh Huỳnh) - 0919 052 502 (Hối Nguyễn)
  • Fax: 08. 3775 0155
  • Email: nhattienhung@gmail.com