Bên cạnh việc sử dụng trong ngành công nghiệp, chế biến sản xuất đồ gỗ nội thất thì giấy nhám còn được dùng nhiều để thi công sơn bã. Vậy bạn có biết loại giấy nhám nào phù hợp để thi công sơn bã hay chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
1. Giấy nhám là gì? Công dụng của giấy nhám
Giấy nhám là một loại vật liệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để mài mòn, đánh bóng bề mặt các loại vật liệu khác nhau. Một số công dụng mà giấy nhám mang lại như sau:
- Tác dụng mài mòn, mài vẹt
Cấu tạo của giấy nhám từ các hạt cát và chúng được sắp xếp một cách logic ở trên bề mặt giấy. Nguyên lý hoạt động của nó gần giống với một cái cưa, tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở việc mài mòn, không có công dụng cắt gọt.
Sử dụng giấy nhám cho phép mài mòn nhiều bề mặt khác nhau từ gỗ, sắt, xi măng,… loại bỏ các lớp xù xì ở trên sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các công đoạn tiếp theo. Ngoài ra, hiện nay nhiều người còn dùng giấy nhám để phá bỏ đi lớp sơn cũ để chuẩn bị sửa chữa, sơn lớp sơn mới lên bề mặt vật liệu.
Trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám không chỉ để mài mòn mà nó còn giúp mài vẹt tròn các góc cạnh của sản phẩm, giúp các sản phẩm trở nên bắt mắt hơn.
- Tác dụng đánh bóng và đánh thô bề mặt
Người dùng đánh giá cao khả năng đánh bóng kim loại của giấy nhám. Nó cho phép đánh bóng, gia tăng độ ma sát, làm mềm và nhẵn các bề mặt vật liệu khác nhau. Sau giai đoạn này, việc thực hiện các bước như sơn, đánh vecni bảo vệ cũng được tiến hành dễ dàng hơn.
2. Các loại giấy nhám thi công sơn bã
Trong thi công sơn bã có hai loại giấy nhám được sử dụng nhiều nhất là giấy nhám giấy và giấy nhám vải.
+ Giấy nhám giấy
Giấy nhám giấy được dùng nhiều trong sơn bã từ nhiều năm về trước. Điểm trừ của nó là nhanh bị hỏng nhưng lại có bề mặt khá nhãn mịn. Độ cát của loại giấy nhám này thường là 150 và 180. Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều loại giấy nhám khác nhau nên giấy nhám giấy đã không còn được thịnh hành và ưa chuộng như trước nữa.
+ Giấy nhám vải
Giấy nhám vải thường được sử dụng cho máy chà nhám với hai loại đường kính phổ biến là 18cm và 20cm. Đối với loại giấy nhám vải đường kính 18cm thích hợp sử dụng cho máy chà nhám cầm tay để chà nhám tường. Còn đối với chà nhám trần thi công thì khá mệt nên ít được dùng.
Loại nhám có đường kính 20cm được sử dụng cho máy chà nhám cả trần và tường. Hiện nay, thị trường cũng có đa dạng các loại máy chà nhám khác nhau với thiết kế cần tiện lợi khi sử dụng để sơn bã, giá cả cũng tương đối phải chăng.
Sử dụng máy chà nhám giúp cho tường nhẵn mịn hơn, không còn bị thô ráp như trước đây. Tuy nhiên, điểm trừ của loại máy này là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người thợ thi công.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng giấy nhám gắn với máy chà nhám để làm bức tường nhẵn mịn hơn thì hãy chọn loại có độ cát 180 và có vải trắng. Tránh sử dụng loại có lòng màu đen vì nó chỉ phù hợp dành cho thợ mộc và thợ gỗ mà thôi.
3. Cách sử dụng giấy nhám sơn bã
+ Đối với tường mới
Bước 1: Để mặt tường khô cứng, độ ẩm dưới 18% thì mới dùng cạo để cạo sạch hết mọi vữa thừa, bụi bẩn, tạp chất có trên bề mặt tường.
Bước 2: Xử lý tường theo quy trình 2 lớp bột trét, 1 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ.
Bước 3: Dùng mastic trên bề mặt tường để giúp nó được bóng mịn hơn. Sau đó dùng giấy nhám để chà cho tường thêm phẳng đẹp.
+ Đối với tường cũ
Bước 1: Nếu lớp sơn tường cũ còn độ bám dính tốt, không bị bong tróc thì bạn chỉ việc vệ sinh thật sạch tường rồi dùng 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn nền để sơn lên là được.
Bước 2: Trường hợp lớp sơn cũ trên tường đã bong tróc, không còn bám dính thì hãy xả bỏ bằng giấy nhám. Sau đó vệ sinh sạch sẽ rồi bả bột trét lên bề mặt. Sơn lót chống kiềm và sơn hoàn thiện để kết thúc.
Trên đây là các loại giấy nhám dùng để thi công sơn bã và cách sử dụng nó sao cho phù hợp. Nếu còn thắc mắc điều gì nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé.
Thùy Duyên