Thị trường với nhiều loại giấy nhám khác nhau. Vậy đâu là loại giấy nhám sử dụng để đánh bóng kim loại? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
1. Giới thiệu giấy nhám đánh bóng kim loại
Giấy nhám hay còn gọi là giấy ráp, đây là một loại giấy dùng để mài mòn, giúp tăng độ mịn, loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu, đánh bóng bề mặt gỗ, kim loại, nhựa, kính,… Từ khi giấy nhám ra đời đã giúp người dùng tạo ra rất nhiều thành phẩm với tính thẩm mỹ cao, nhất là trong lĩnh vực gia công đánh bóng kim loại.
Giấy nhám được cấu tạo từ các hạt cát với các kích thước, độ nhám khác nhau, sắp xếp theo tỉ lệ nhất định trên bề mặt giấy, phù hợp với nhiều mục đích mài mòn của người sử dụng. Hiện nay, giấy nhám được sử dụng phổ biến trong đời sống và cả trong ngành công nghiệp.
Trong quy trình đánh bóng kim loại bằng giấy nhám người thợ chủ yếu dùng nó ở công đoạn phá thô để mài mòn vật liệu, loại bỏ đi các khuyết điểm ở trên bề mặt sản phẩm như mụn sần, cạnh gồ, tăng cường độ ma sát của bề mặt vật liệu. Sau khi thực hiện xong công đoạn đánh bóng vật liệu từ giấy nhám thì thành phẩm sẽ có một lớp nền nhẵn mịn.
Hơn nữa, trong các bước tiếp theo nếu người dùng kết hợp giấy nhám, phớt nỉ, bánh vải,… sẽ mang lại hiệu quả đánh bóng tuyệt vời, hạn chế được tình trạng gỉ sét, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
2. Các loại giấy nhám dùng đánh bóng kim loại
Nhiều loại giấy nhám được cấu tạo với hạt mài với quy cách, kích thước, độ bén của hạt, mật độ hạt, hình thức sắp xếp,… khác nhau nhằm phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của người. Một số loại giấy nhám hay dùng nhất để đánh bóng kim loại bao gồm:
+ Giấy nhám vòng: Loại giấy nhám này có hình vòng, cấu tạo từ các hạt mài Ceramics, Pearl,… Nó giúp nâng cao khả năng chà nhám, xử lý các vết trầy xước hiệu quả, giúp cho bề mặt của kim loại được sáng bóng, đảm bảo đạt tính thẩm mỹ cao.
+ Giấy nhám cuộn: Loại giấy nhám này được đóng thành cuộn lớn với độ nhám siêu mịn. Sử dụng chúng hiệu quả tuyệt vời trong việc chà nhám, làm sạch khi mài mòn các chi tiết đánh bóng kim loại.
+ Giấy nhám tờ: Giấy nhám tờ có hình dạng tựa như tờ giấy, nó có điểm cộng là cho phép chà nhám được tại các vị trí khó mài như góc cạnh, đường viền, các vị trí mấp mô, ghồ ghề.
3. Quy trình sử dụng giấy nhám đánh bóng kim loại
Bước 1: Mài thô
Đây là công đoạn giúp loại bỏ đi lớp thô trên bề mặt vật liệu. Đối với công đoạn này người dùng nên chọn loại giấy nhám P80 và P120, hình thức là nhám vòng hay nhám tờ. Sử dụng P80 để xử lý các bề mặt xấu, P120 thích hợp cho các bề mặt tốt, phù hợp kết hợp với máy chà nhám.
Bước 2: Mài tinh lần 1
Đây là công đoạn mà người dùng cần phải chọn loại giấy nhám mịn hơn để có thể loại bỏ được các vết của công đoạn mài thô trước đó. Loại giấy nhám thích hợp cho công đoạn này là P180 hoặc P240. Tùy theo độ mịn của bề mặt sản phẩm sau khi thực hiện bước trên như thế nào mà bạn lựa chọn loại giấy nhám cho phù hợp.
Bước 3: Mài tinh lần 2 (đánh bóng hairline)
Ở bước này người dùng phải cần đến loại giấy nhám có độ mịn cao để xử lý các vết xước mịn màng hơn. Và một số loại giấy nhám phù hợp là P100, P180, P320.
Bước 4: Mài tiền xử lý, đánh bóng gương
Loại giấy nhám thích hợp sử dụng ở công đoạn này có độ mịn P1000, P1500, P2000, P3000. Và sản phẩm sau khi được xử lý ở công đoạn này cũng đảm bảo độ bóng cao như gương.
Trên đây là một số loại giấy nhám dùng để đánh bóng kim loại. Để tìm hiểu thêm chi tiết các dòng sản phẩm này cũng như đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Là một địa chỉ cung cấp giấy nhám uy tín hàng đầu tại Việt Nam chúng tôi tin sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Thùy Duyên