Keo AB là gì? Phân loại, cách sử dụng keo AB hiện nay ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về loại keo này bạn nhé.
1. Keo AB là gì?
Keo AB là một loại keo đa dạng gồm hai thành phần A và B, mỗi thành phần được đóng vào một hộp riêng. Sau khi pha trộn theo tỉ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn sẽ tạo được một hợp chất siêu kết dính trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như dán gỗ, nhựa cứng, sắt, kính,…
2. Cấu tạo của keo AB
Như đã nói ở trên, keo AB với hai thành phần là A và B. Trong đó:
+ Phần A:
Là nhựa Epoxy dạng dung dịch, màu vàng cho đến màu trong suốt. Hiện nay, thành phần A có nhiều loại nhưng Diglycidyl ether of Bisphenol A là được sử dụng phổ biến nhất. Đặc điểm của thành phần này tồn tại được trong môi trường hóa chất cao, chống mài mòn. Bên cạnh đó, nhóm Hydroxyl giúp gia tăng độ kết dính ở trên bề mặt của vật liệu.
+ Phần B:
Để gắn kết đồ vật thì cần loại hợp chất có khả năng đông cứng. Và thành phần B trong keo AB có công dụng tuyệt vời này. Nó được cấu tạo từ Polyimides, Aliphatic amines, Ketamines,… giúp tăng khả năng khô và đông cứng hiệu quả.
3. Keo AB có dán gỗ được không?
Mặc dù hiện nay có nhiều loại keo khác nhau được sử dụng thích hợp để dán gỗ. Song, keo AB vẫn là lựa chọn được yêu thích nhất. Bởi vì, keo AB có những ưu điểm như sau:
+ Độ bám dính tốt: Với thành phần Epoxy, Hydroxyl, Amin và nhiều nhóm phân cực khác có trong keo AB giúp nó có khả năng bám dính tốt được trên nhiều loại bề mặt vật liệu khác nhau. Thậm chí, nó có thể liên kết kim loại, thủy tinh và gốm lên đến 20.000psi.
+ Khả năng kết dính cao: Khi chuyển sang trạng thái đông rắn keo AB có thể đạt được độ kết dính cao nhất. Bên cạnh đó, sự liên kết này còn đảm bảo độ bền cao, duy trì được trong thời gian lâu dài.
+ Độ thẩm mỹ cao: Sử dụng keo AB dính gỗ không xảy ra tình trạng phồng rộp, đảm bảo được độ kết dính trong thời gian dài.
+ Độ co ngót thấp: Độ ngót sau khi đóng rắn của keo AB là rất thấp, chỉ khoảng 3 đến 5%. Chính vì vậy mà nó giúp bề mặt sau khi dán đảm bảo sự chắc chắn tối đa.
+ Độ rão thấp: Keo AB sau khi đóng rắn duy trì được hình dạng ban đầu dưới lực kéo mạnh. Vậy nên không bị rão ra như một số loại keo khác.
+ Bền ẩm và dung môi: Keo AB vượt trội hơn hẳn so với những loại keo khác đó là không bị nhạy với độ ẩm, bền với dung môi, đảm bảo sự kết dính tuyệt vời.
4. Có bao nhiêu loại keo AB?
Hiện nay trên thị trường keo AB có nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến có các loại như sau:
+ Keo AB dạng xịt: Đặc điểm của loại keo này là nhanh khô, chỉ khoảng 5 đến 10 giây. Màu sắc keo trong suốt, có khả năng bám dính cao nhưng chỉ có một dung lượng khá nhỏ.
+ Keo AB khô nhanh: Hai thành phần của keo được chứa trong hai lọ riêng giống như dạng xịt. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này lại có dung tích lớn hơn dạng xịt. Ngoài ra, nó có tên gọi khô nhanh vì khả năng đông kết của nó lâu hơn dạng xịt, ước tính khoảng 20 giây.
+ Keo AB thường: Đặc điểm của loại keo này là màu trong, chứa trong hộp đựng có dung tích lớn. Thời gian keo khô khá lâu, phải mất ít nhất 20 phút, khô cứng hẳn trong 2 giờ.
+ Keo AB trong khô chậm: Thông thường, loại keo 2 thành phần này được pha sẵn. Nhược điểm là khô lâu, mất khoảng 30 phút và chết hoàn toàn khoảng 24 giờ. Nhìn qua keo AB khô chậm có màu hơi ngả vàng. Song, khi đem sử dụng lại có màu trong, không ố. Nhờ vậy mà nó giúp gia tăng tính thẩm mỹ của bề mặt vật liệu khi được kết dính.
5. Hướng dẫn cách sử dụng keo AB
5.1. Cách pha keo AB
Bước 1: Cho hai thành phần A và B pha theo tỉ lệ 1:1 theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu muốn keo khô nhanh hơn thì hãy tăng thêm thành phần B và ngược lại. Song, hãy nhớ không được pha theo tỉ lệ chênh lệch quá nhiều so với quy định vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng kết dính tốt.
Bước 2: Trộn keo theo đúng quy định rồi khuấy cho 2 thành phần hòa quyện với nhau để có màu sắc đồng nhất. Lưu ý, vì keo Ab đóng rắn mất 45 đến 60 phút, vậy nên phải ước lượng keo vừa đủ để không gây lãng phí.
Bước 1: Vệ sinh, xử lý bề mặt
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần dán rồi sau đó thoa keo lên vị trí cần dán.
Bước 2: Dán keo
Khi mua keo trong bộ sản phẩm sẽ có đi kèm thanh trộn. Nếu không có bạn hãy dùng bàn chải cứng để phết keo lên bề mặt vật liệu. Tiếp đó, cố định 2 bề mặt vật liệu cần dán với nhau. Có thể dùng đinh vít hay chồng vật nặng để đảm bảo được sự chắc chắn. Trường hợp keo thừa ra ngoài, nhanh chóng dùng vải khô rồi lau sạch, không để keo khô gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bề mặt vật liệu.
Bước 3: Chà nhám
Sau khi đã ép 2 bề mặt vật liệu bạn hãy để thời gian cho keo khô hoàn toàn. Tháo ra, chà nhám để loại bỏ vết keo thừa bị khô trên bề mặt. Nên nhớ, hãy chọn giấy nhám có độ nhám từ 80 đến 180 để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những điều cần biết về keo AB. Còn thắc mắc thêm vấn đề gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé!
Thùy Duyên