Keo AB được nhắc đến khá nhiều trong đời sống và hoạt động sản xuất, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, may mặc,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết keo AB là gì, ứng dụng và cách sử dụng keo AB như thế nào cho hiệu quả. Vậy nên, bài viết dưới đây tổng hợp những thông tin mà chúng tôi ghi nhận được hi vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại keo này.
1. Khái niệm keo AB
Keo AB là từ chỉ loại keo được tạo nên từ hai thành phần là A và B. Trong một bộ sản phẩm thành phần A và B sẽ được đóng gói riêng, khi nào cần dùng đến người dùng sẽ pha chúng lại với nhau để tạo thành hỗn hợp keo dán.
Thành phần A là nhựa Epoxy có công dụng tạo sự kết dính. Còn thành phần B là chất đóng rắn giúp cho keo nhanh khô hơn sau khi dán trên bề mặt vật dụng. Hiện nay, người ta sử dụng keo Ab để sản xuất đồ gỗ, đá, kim loại,…
2. Ứng dụng keo AB
+ Trám lành các vết nứt trên bề mặt bê tông
Sử dụng keo AB có thể hàn gắn được các vết nứt ở trên bề mặt tường bê tông. Và muốn làm được điều đó bạn hãy pha thành phần A và B theo đúng tỉ lệ hướng dẫn rồi trét vào giữa vết nứt đó là được. Sau khi trám xong hãy che chắn cẩn thận đợi đến khi vết keo khô. Xử lý vết keo thừa và chỉnh lại bề mặt sao cho bằng phẳng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ.
Dùng keo AB trong trường hợp này sẽ giúp vết nứt bê tông không lan rộng hơn. Đồng thời nó cũng giúp khăn ngừa tình trạng tường bị thấm, dột, đảm bảo hiệu quả, không tốn nhiều chi phí.
+ Gắn móc treo tường và các đồ vật bằng nhựa lên tường
Móc treo đồ, treo tranh ảnh rất cần thiết trong các gia đình. Nếu như trước đây muốn gắn nó lên tường bạn phải đóng đinh, điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bức tường khi rút đinh ra. Vậy nên, một giải pháp thay thế hiệu quả hơn mà bạn nên áp dụng đó là dùng đinh vít. Bạn chỉ cần dùng keo AB cố định vít treo tường là có thể đảm bảo cố định, chắc chắn đồ vật trên tường theo đúng như ý muốn.
+ Sử dụng keo AB để gắn đồ gỗ
Làm sạch bề mặt vết rạn nứt trên đồ gỗ, sau đó cho một ít mùn cưa vào trét cùng với keo AB lên vết nứt đó. Chờ đến khi keo khô lại thì dùng giấy nhám chà mịn mặt phẳng, sau đó dùng màu sơn trùng với màu gỗ để tân trang lại cho giống với màu trước đó. Như vậy, chẳng những vết nứt được lấp kín mà đồ gỗ cũng đảm bảo được tính thẩm mỹ như ý.
+ Sử dụng như keo dán gạch, đá
Không chỉ có kim loại, nhựa, gỗ,… keo AB còn có thể gắn chặt bề mặt đá vào bê tông. Nó không hề thua kém so với hồ vữa, thậm chí tính tiện lợi và độ thẩm mỹ của loại keo này còn vượt trội hơn hẳn.
3. Hướng dẫn cách pha keo AB
Muốn dùng keo AB để gắn kết bất kỳ vật dụng nào thì trước hết bạn đều phải pha trộn keo cho đúng tỉ lệ.
Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất rồi trộn thành phần A và B theo đúng tỉ lệ đó. Thông thường, tỉ lệ này sẽ là 1:1, nhưng nếu bạn muốn rút ngắn thời gian keo khô thì có thể tăng thêm thành phần B và ngược lại. Tuy nhiên, bạn chỉ nên điều chỉnh một chút, không được quá nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng đến độ kết dính của keo.
Bước 2: Sau khi cả hai thành phần được hòa quyện với nhau thành một tổng thể đồng màu rồi thì bạn hãy trét nó lên vết nứt hay bề mặt vật dụng cần dán. Đợi khoảng 45 đến 60 phút là keo sẽ khô hoàn toàn.
Lưu ý, bạn không nên pha keo quá nhiều cùng một lúc. Hãy ước lượng để pha đến đâu dùng đến đó, tránh lãng phí keo.
4. Cách sử dụng keo AB hiệu quả
Bước 1: Vệ sinh, xử lý bề mặt
Trước khi thoa keo lên bề mặt cần dán bạn phải làm vệ sinh sạch sẽ. Hoàn thành xong hãy lau hoặc hong khô hoàn toàn rồi mới trát keo lên. Tùy theo từng bề mặt của vật liệu mà nhà sản xuất sẽ đưa ra các khuyến cáo riêng về việc vệ sinh cũng như xử lý bề mặt đó. Muốn phát huy hiệu quả tối đa của keo bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn mà nhà sản xuất đưa ra.
Bước 2: Dán keo
Dùng thanh trộn đi kèm với sản phẩm hay bàn chải cứng để quét keo lên bề mặt dụng cụ. Tiếp theo, để 2 bề mặt gắn chặt với nhau thì bạn có thể dùng đinh vít cố định hay dùng vật đè nặng lên đó. Nếu keo bị loãng ra ngoài thì hãy dùng vải lau sạch ngay để không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nó.
Bước 3: Chà nhám
Đợi đến khi keo khô, 2 bề mặt đã được gắn chặt cùng nhau thì bạn có thể tiến hành chà nhám để mặt phẳng được nhẵn mịn, loại bỏ đi lớp gồ ghề do keo thừa gây ra trên bề mặt. Nên chọn loại giấy nhám có độ cát từ 80 đến 180, sau khi chà xong thì hãy dùng nước rửa móng tay để lau sạch và làm bóng nó.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn keo AB, ứng dụng và cách dùng keo AB hiệu quả nhất. Nào, giờ thì bạn đã sẵn sàng bắt tay vào dùng keo hay chưa? Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu còn điều gì khiến bạn thắc mắc nhé.
Thùy Duyên