Trong quá trình sơn sửa nhà cửa, công trình thì việc các vết sơn dính lên nền nhà, đồ đạc là điều không thể tránh khỏi. Trong trường hợp này, hóa chất tẩy sơn chính là cứu cánh để giúp chúng ta loại sạch hoàn toàn các vết bám đó một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không làm trầy xước bề mặt. Vậy hóa chất tẩy sơn là gì? Có những loại nào? cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Hóa chất tẩy sơn là gì?
Hóa chất tẩy sơn là một loại hợp chất hóa học với sự kết hợp của nhiều thành phần, có tấc dụng giúp loại bỏ các lớp sơn trên bề mặc các vật liệu một cách hiệu quả mà không hề làm biến đổi, ăn mòn hoặc gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới bề mặt vật liệu.
Hiện nay, hầu hết các loại hóa chất tẩy sơn đều được làm từ dung môi hữu cơ kết hợp cùng một số loại phụ gia khác (tùy sản phẩm). Khi chọn mua hóa chất tẩy sơn, người dùng cần dựa trên tính chất, đặc điểm của bề mặt vật liệu cần được tẩy sạch để chọn loại có thành phần cũng như tính tẩy phù hợp nhất.
Các tính chất mà bất kỳ loại hóa chất tẩy sơn nào cũng cần phải đáp ứng để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất là:
+ Độ ăn mòn thấp
+ Có khả năng tách 2 phần sơn và kim loại hoặc vật liệu khác một cách hiệu quả.
+ Không chứa các thành phần như Cresols, phenol, benzol và một số thành phần độc hại khác.
+ Khả năng bay hơi thấp
+ An toàn với môi trường và người dùng.
+ Không làm biến đổi bề mặt vật liệu.
2. Các loại hóa chất tẩy sơn
Hiện nay, về cơ bản thì hóa chất tẩy sơn được phân thành 2 loại như sau:
+ Dung môi: Hóa chất tẩy sơn tồn tại dưới dạng dung môi là dòng sản phẩm có khả năng nới lỏng sự liên kết giữa sơn với bề mặt vật liệu, giúp loại bỏ hoàn toàn epoxy và polyurethane từ gỗ, bề mặt xây dựng và bề mặt kim loại. Ngoài ra, hóa chất tẩy sơn dạng dung môi còn có thể tách được sơn dầu và sơn nước.
Về mặt thành phần, hóa chất tẩy sơn dạng dung môi thường có chứa methylen clorua và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, có thể là ethanol, toluene hoặc methanol.
Đối với dòng hóa chất tẩy sơn dạng dung môi thì khi sử dụng, chúng ta chỉ cần dùng nước để rửa sạch lại trước khi muốn sơn lớp mới mà không cần tới các tác nhân giúp trung hòa lại bề mặt.
Tuy nhiên, nhược điểm của dòng sản phẩm này là thành phần có chứa VOC cao nên dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng cũng như môi trường sống. Theo đó, trong quá trình sử dụng nếu hút phải hơi methylen clorua có trong thành phần của hóa chất thì sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, rối loạn trí não. Chính vì vậy khi sử dụng, chúng ta cần đảm bảo môi trường thông thoáng và đeo đầy đủ khẩu trang bảo hộ.
+ Caustic Soda: Đây là dòng sản phẩm có chứa các hoạt chất dung dịch kiềm (natri hydroxit). Khả năng của nó là có thể loại bỏ được sơn gốc nước, dầu bám trên bề mặt của nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như kim loại, gỗ… Bạn không nên sử dụng loại hóa chất tẩy sơn này để tẩy trên bề mặt vật liệu bằng nhôm vì sẽ dẫn đến tình trạng ăn mòn.
Để sử dụng Caustic Soda để tẩy sơn thì chúng ta chỉ cần phủ lên bề mặt cần tẩy một lớp vừa đủ, sau đó để yên trong vòng 30 phút rồi mới tiến hành cạo. Sau khi cạo sạch, do thành phần của loại hóa chất tẩy sơn này có độ pH cao nên chúng ta phải rửa lại bề mặt bằng nước và giấm để trung hòa.
+ Hóa chất sinh hóa: Để sử dụng, hóa chất sinh hóa sẽ dược kết hợp với các loại dung môi thực vật, chẳng hạn như terpenes hay hợp chất hữ cơ N-methyl – 2 Pryrrolidone. Sự kết hợp này sẽ giúp loại bỏ hiệu quả sơn gốc nước hoặc gốc dầu tren các bề mặt bằng kim loại, gỗ hoặc trên nền gạch. Tuy nhiên nhược điểm là không có khả năng loại bỏ được lớp phủ epoxy và polyurethane.
Để sử dụng hóa chất sinh học tẩy sơn, chúng ta cần phủ lên bề mặt vật liệu một lớp vừa đủ, để trong khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ rồi cạo sạch và rửa lại với nước.
4. Mua hóa chất tẩy sơn ở đâu?
Giaynham.com.vn là đơn vị chuyên cung cấp các loại hóa chất tẩy sơn bằng Chlorinated, giúp loại bỏ hiệu quả nhiều loại sơn bám trên nhiều loại bề mặt vật liệu khác nhau. Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn.
ĐT