Dung dịch tẩy sơn có những loại nào và sử dụng sao cho đúng cách, đạt hiệu quả cao nhất? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp mang lại cho bạn câu trả lời.
1. Dung môi
Có thể nói đây chính là loại dung dịch tẩy sơn “đa di năng” nhất. Cơ chế của nó là làm nới lỏng sự bám giữa sơn với bề mặt để từ đó giúp tẩy đi lớp sơn không mong muốn một cách hiệu quả. Đặc biệt, dung dịch tẩy sơn dung môi phát huy hiệu quả đối với cả sơn nước lẫn sơn dầu, loại bỏ hoàn toàn epoxy và polyurethane trên bề mặt gỗ, bề mặt gạch, tường bê tông và cả kim loại. Chính vì vậy, đây hiện là một trong những loại dung dịch tẩy sơn được sử dụng phổ biến nhất.
Thành phần của dung dịch tẩy sơn dạng dung môi thường bao gồm một số chất có chứa methylen clorua kết hợp một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), rượu, toluene và methanol.
Đối với các dung môi tẩy sơn mà thành phần có chứa hàm lượng VOC cao thì thường là sẽ có mùi hôi nặng hơn, tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe của con người. Nếu chúng ta hít phải lượng lớn khói của dug môi bằng methylen clorua thì thậm chí là có thể làm chết não, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Chính vì vậy khi sử dung môi tẩy sơn thì cần lưu ý đeo khẩu trang chống độc, kính mắt, mặc quần áo lao động, đeo găng tay làm bằng vật liệu kháng hóa chất.
Sau khi sử dụng dung môi tẩy sơn thì bề mặt cần xử lý phải được rửa lại thật sạch bằng nước, hoặc khoáng chất trước khi muốn sơn lại. Tuy vậy, điểm thuận tiện chính là chỉ cần rửa, không cần sử dụng thêm bất cứ tác nhân trung hòa nào vì bản thân nó không có chứa pH.
2. Caustic Soda
Caustic Soda có thành phần bao gồm các hoạt chất dung dịch kiềm (natri hydroxit). Dung dịch tẩy sơn dạng này có thể phát huy tác dụng trên epoxy và polyurethan, loại bỏ sơn gốc nước, gốc dầu trên các bề mặt bằng gỗ và kim loại, nhưng nó lại có tính ăn mòn đối với nhôm và làm đen các bề mặt làm bằng gỗ cứng. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể loại bỏ các vết đen đó trên bề mặt gỗ cứng bằng thuốc tẩy gỗ.
Để sử dụng hiệu quả thì chúng ta cần cho dung dịch tẩy sơn này lên bề mặt cần được tẩy ít nhất là 30 phút và giữ nguyên như thế, sau 30 phút mới tiến hành cao sạch. Sau khi tẩy xong thì cần lau lại bề mặt với dung dịch nước pha dấm để cân bằng lại, vì hóa chất tẩy sơn này có tính kiềm với độ pH rất cao, do đó bề mặt cần tẩy sơn phải được trung hòa lại độ pH.
Trong quá trình sử dụng, đặc biệt lưu ý rằng caustic soda có thể gây kích ứng mắt, da và phổi nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải. Chính vì vậy mà bạn cần đeo mặt nạ, kính an toàn và quần áo bảo hộ toàn thân, găng tay chống hóa chất khi làm với với dung dịch tẩy sơn này.
3. Hóa chất sinh hóa
Hiện nay, hóa chất sinh hóa được sử dụng để thay thế cho chất tẩy dung môi và caustic như đã nói trên và ngày càng phổ biến hơn. Khi sử dụng, thường thì sẽ cần phải kết hợp với một dung môi thực vật, chẳng hạn như là terpenes.
Ưu điểm của hóa chất sinh hóa là có khả năng loại bỏ sơn gốc nước lẫn gốc dầu trên bề mặt gạch, tường, kim loại và gỗ. Đạt hiệu quả cao trong việc loại bỏ lớp phủ epoxy và polyurethane và có thể để lại các sợi gỗ rời trên bề mặt gỗ bị tước.
Muốn đạt được hiệu quả tối đa khi sử dụng, dung dịch tẩy sơn này cần được phủ lên bề mặt từ 3 – 4 tiếng đồng hồ rồi mới tiến hành các biện pháp cạo. Sau đó, chỉ cần vệ sinh lại bề mặt với nước mà không cần phỉ sử dụng các hóa chất trung hòa.
Mặc dù có tính tẩy ít hơn so với 2 loại vừa trình bay trên, nhưng loại dung dịch tẩy sơn này vẫn gây kích ứng da và có những ảnh hưởng tiêu cực tới hệ hô hấp, khả năng sinh sản. Chính vì vậy, việc sử dụng hóa chất tẩy sơn này cần được thực hiện nơi thông thoáng, dùng khẩu trang, mặt nạ chống độc cũng như các thiết bị bảo hộ chuyên dụng.
Trên đây chúng tôi vừa thông tin đến bạn một số loại dung dịch tẩy sơn và cách để sử dụng hiệu quả nhất. Để được tư vấn thêm và cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng và giao hàng tận nơi… hãy liên hệ với Nhật Tiến Hưng ngay hôm nay.
ĐT