Thông số kỹ thuật của giấy nhám là một trong những thông tin mà chúng ta cần tìm hiểu và nắm bắt để phục vụ tốt hơn cho việc chọn mua, giúp người dùng biết đâu là loại giấy nhám phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Thông số kỹ thuật của giấy nhám
Khi tiếp xúc với bất kỳ loại giấy nhám nào thì chúng ta cũng đều sẽ thấy trên bao bì có ghi các ký hiệu, thông số. Mỗi ký hiệu, thông số đều sẽ có những ý nghĩa riêng của nó, thể hiện cho chất lượng, loại sản phẩm. Chính vì vậy nếu muốn hiểu khả năng, chức năng, công dụng của loại giấy nhám mà mình đang lựa chọn thì trước tiên, chúng ta cần biết cách đọc, hiểu về các thông số ghi trên đó.
Theo đó, trên giấy nhám sẽ có các thông số, ký hiệu như:
+ P: Đây là ký hiệu về mật độ nhám của giấy nhám theo tiêu chuẩn châu Âu (FEPA is the European Federation of Abrasives Producers).
+ A: Ký hiệu về mật độ nhám của giấy nhám xét theo tiêu chuẩn của Nhật (JIS is the Japanese Standardization Organization).
Như vậy, cả 2 thông số kỹ thuật này đều là ký hiệu về mật độ của các hạt nhám/mm, thể hiện cho kích thước trung bình và mật độ phân bổ của của một tổ hợp hạt, ví dụ như: P60, P80, P90, P100, P120…
+Grit: Là độ sắc của các hạt nhám. Điều này biểu thị cho khả năng chà nhám, đánh bóng của giấy nhám. Giấy nhám càng có độ sắc hạt nhám (grit) càng cao, thì khả năng mài mòn, đánh bóng càng cao và ngược lại.
Tuy nhiên thì trong quá trình lựa chọn, không phải ở bất kỳ trường hợp nào và mục đích sử dụng nào cũng nên ưu tiên chọn giấy nhám có grit lớn. Điều này còn phụ thuộc vào công đoạn sử dụng, yêu cầu công việc, tính chất bề mặt vật liệu cần chà nhám.
2. Các loại giấy nhám phổ biến hiện nay
Để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người dùng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì hiện nay, ngoài sự đa dạng về mật độ hạt nhám, độ sắc hạt nhám, các nhà sản xuất cũng cho ra đời nhiều loại giấy nhám khác nhau, được phân loại theo hình dạng, chức năng. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về những loại giấy nhám đang được sử dụng phổ biến nhất.
+ Giấy nhám vòng: Đây là loại giấy nhám có hình dạng theo dải hình tròn, trong đó các đoạn/dải giấy nhám được liên kết lại với nhau thành hình tròn nhờ keo chuyên dụng.
+ Giấy nhám tờ: Nghe tên là chúng ta đã có thể hình dung ra hình dạng của giấy nhám tờ, nó được sản xuất theo hình dạng một tờ giấy, có thể là hình vuông hoặc là hình chữ nhật. Thông thường, nhám tờ được sử dụng để đánh bóng, chà nhám trong ngành gỗ, phần lớn là trong khâu hoàn thiện và được chà nhám thủ công bằng tay tại các vị trí khó, các chi tiết nhỏ mà máy móc chuyên dụng không thể tiếp xúc.
+ Giấy nhám cuộn: Giấy nhám cuộn cũng là một loại giấy nhám được sử dụng rất phổ biến trong ngành gỗ, có hình thức dạng cuộn giấy trụ, khi sử dụng sẽ được kết hợp cùng các loại máy chà nhám chuyên dụng, hoặc là cắt thành các miếng nhỏ để chà nhám thủ công bằng tay.
+ Giấy nhám đĩa: Nhám đĩa có hình dạng như một chiếc đĩa, ở giữ có các lỗ tròn nhằm dễ lắp đặt với các đĩa nhám của máy chà nhám. Loại giấy nhám này được sử dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng để chà nhám, đánh bóng cho các bề mặt tường trước khi sơn, hoặc trong ngành cơ khí để đánh bóng cho các bề mặt bằng kim loại trước khi sơn nhằm đảm bảo cho độ láng mịn, tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về các thông số kỹ thuật của giấy nhám và một số loại giấy nhám phổ biến. Để được tư vấn thêm và cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu công việc với mức giá cạnh tranh nhất và giao hàng tận nơi… vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
ĐT