Nhắc đến giấy nhám người ta sẽ nghĩ ngay đến một loại vật dụng có khả năng mài moan vật liệu. Song, trên thực tế nó còn nhiều điểm đặc biệt và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để nắm rõ được điều đó bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của chúng tôi.
1. Giấy nhám là gì?
Giấy nhám hay còn gọi là giấy ráp, một loại giấy dùng để mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó nhằm mục đích loại bỏ đi một lượng vật liệu từ bề mặt hay để giúp cho sản phẩm thêm phần mượt mà hơn. Ngoài ra, dòng sản phẩm này còn có công dụng trong việc loại bỏ đi lớp vật liệu như sơn cũ, đôi khi là làm cho bề mặt vật dụng trơn láng hơn trước khi để giấy dán gắn chặt và khít vào vật cần dán như nồi, xoong,…
2. Giấy nhám có cấu tạo như thế nào?
Giấy nhám với cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là hạt nhám, keo dính và lớp lưng. Đặc điểm từng bộ phận này như sau:
+ Hạt nhám hay còn gọi là hạt mài, bộ phận chính để cấu thành nên giấy nhám với công dụng mài mòn, đánh bóng sản phẩm. Hiện nay, loại giấy nhám trên thị trường được sản xuất từ nhiều loại hạt mài khác nhau như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia.
+ Keo dính: Đây là bộ phận có công dụng gắn kết hạt mài cùng lớp lưng.
+ Lớp lưng: Thường được làm từ giấy hay vải và là phần chứa hạt nhám.
3. Giấy nhám gồm những loại nào?
Tùy vào hình dạng và đặc tính mà người dùng phân giấy nhám làm các loại như sau:
3.1. Phân loại giấy nhám theo hình dạng
+ Giấy nhám vòng: Loại giấy nhám này được sản xuất để dành riêng cho máy nhám thùng chuyên dụng, giúp làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Thông thường, máy nhám thùng sẽ có bề rộng 600mm, 900mm và 1300mm.
+ Giấy nhám tròn: Đây là loại giấy nhám có hình dạng tròn và có thể làm giảm bớt nhiệt năng, qua đó kéo dài thời gian gia công và gia tăng chất lượng bề mặt sau khi chà nhám.
+ Giấy nhám tờ: Loại giấy nhám này có kích thước 230 x 280 mm và chuyên được sử dụng để chà nhám mặt phẳng thủ công hay sử dụng cùng với máy rung cầm tay. Loại giấy nhám này được ứng dụng nhiều nhất trong quá trình sơn PU.
+ Giấy nhám xếp: Đây cũng là một dạng vải nhám có hình dạng tròn và được cắt thành nhiều miếng rồi xếp lại.
3.2. Phân loại giấy nhám theo đặc tính
+ Giấy glasspaper: Nó còn có tên gọi khác là giấy đá lửa, trọng lượng nhẹ, màu vàng nhạt. Loại giấy nhám này rất dễ bị phân hủy và ít khi được dùng trong ngành chế biến gỗ.
+ Giấy garnet: Loại giấy nhám này thường có màu nâu đỏ và sử dụng nhiều trong ngành chế biến gỗ. Đặc điểm của nó là lớp cát không quá dày, phù hợp để chà nhám sản phẩm lần cuối trước khi sơn.
+ Giấy oxide nhôm (Aluminium Oxide): Đây là một loại giấy nhám được sử dụng phổ biến trong ngành gỗ và được dùng trong điện máy đánh nhám. Oxide nhôm so với giấy garnet bền bỉ hơn, tuy nhiên về hiệu quả mà nó mang lại thì không bằng garnet.
+ Silicon Carbide: Loại giấy này có màu xám tối hay đen và thường được dùng chủ yếu để hoàn thiện kim loại hay dùng ướt chà nhám. Nó được sử dụng như là một chất bôi trơn, song loại giấy nhám này cũng không thích hợp để ứng dụng trong ngành chế biến gỗ.
+ Giấy nhám gạch (Ceramic Sandpaper): Loại giấy nhám này được làm từ các chất mài mòn có độ bền hiệu quả và giúp loại bỏ đi một lượng đáng kể nguyên liệu chỉ trong thời gian ngắn.
+ Giấy nhám hạt Zircornia: Ưu điểm của loại giấy nhám này là độ sắc bén cao, bền bỉ, có sự kết hợp giữa hai loại hạt Aluminium và Silicon. Thông thường, loại giấy nhám này được dùng nhiều để mài mòn các sản phẩm từ inox, giá thành cao hơn nhiều so với loại khác.
Một số chia sẻ trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giấy nhám cũng như xác định xem đây có phải là lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình hay không. Còn nếu thắc mắc điều gì nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé.
ĐT