Keo 502 và keo nến đều là những loại keo được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Vậy câu hỏi đặt ra là nên chọn loại keo nào là tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho mình.
1. Keo 502
Keo 502 là loại keo được tạo thành bởi các loại hóa chất gồm Methylene Chloride, Ethyl Acetate và Toluene. Đặc tính của loại keo này là khô nhanh khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ dàng kết nối trong thời gian ngắn và giúp cho các mối nối đảm bảo được sự chắc chắn, tính thẩm mỹ cao trong thời gian dài.
+ Công dụng của keo 502
Hiện nay, keo 502 được ứng dụng trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như vải, gỗ, sắt, kim loại, đá, kim cương,… Nó không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng trong phạm vi gia đình mà còn ngày càng được mở rộng hơn trong quy mô nhà máy sản xuất, xưởng gỗ, xưởng giày da,…
+ Ưu điểm của keo 502
• Nhanh khô, giúp mối dán đảm bảo chắc chắn, tính thẩm mỹ cao.
• Thích hợp dán được trên nhiều bề mặt phẳng khác nhau
+ Nhược điểm của keo 502
• Thành phần hóa học có trong keo 502 dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thính lực, gây rối loạn vận động. Thậm chí, nếu thời gian tiếp xúc với keo 502 quá lâu có thể dẫn đến tử vong.
2. Keo nến
Keo nến là loại keo kết dính có hình dạng tương tự như cây nến, đó là lý do vì sao nó có tên gọi như vậy. Chất liệu chủ yếu được sản xuất ra loại keo này là nhựa silicon. Ở trạng thái nóng chảy trên 70 độ C, keo nến sẽ có đặc tính kết dính rất hiệu quả mà không gây tác động đến bề mặt vật liệu cần dán.
+ Phân loại keo nến
Hiện nay thị trường có nhiều loại keo nên khác nhau, phổ biến nhất là keo nến màu trắng, keo nến màu vàng, keo nến màu tím và keo nến dạng hạt. Mỗi loại keo nến này đều có đặc điểm riêng như sau:
• Keo nến màu trắng: Đây là loại keo nến phổ biến nhất với kích thước khoảng 11,2 x 300mm. Chúng có màu trắng và hay được chia thành 2 dạng nhỏ đó là keo nến trắng đục và keo nến trắng sữa. Trong đó, loại keo nến trắng sữa đạt tiêu chuẩn chất lượng nên được ưu tiên sử dụng để dán những vật liệu được xuất khẩu ra nước ngoài.
• Keo nến màu vàng: Loại keo nến này có đặc tính bám dính tốt, khô nhanh và màu sắc trong suốt. Người ta hay sử dụng nó để dán các loại vật liệu trong ngành nghề xây dựng, nhất là gỗ. Kích thước của keo nến màu vàng có nhiều điểm tương đồng với keo nến trắng. Song, nó có đặc tính nhanh khô nên khi dán đòi hỏi người thực hiện phải thao tác chính xác, nhanh nhẹn nếu không muốn keo bị chảy ra ngoài.
• Keo nến màu tím: Bề ngoài của keo nến này có màu tím đặc trưng và thường hay được ứng dụng trong dây chuyền sản xuất ở nhiều doanh nghiệp bởi nó đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí và cũng khó xảy ra tình trạng bong tróc sản phẩm.
•
Keo nến dạng hạt: Đây là loại keo nến được dùng phổ biến kết hợp với súng bắn keo và hệ thống keo bắn tự động. Bạn có thể sử dụng nó để dán các loại giấy như PE, UV hay thùng carton,…
+ Công dụng của keo nến
Keo nến được sử dụng nhiều để kết dính các đồ chơi, đồ nhựa, đồ vải hay linh kiện điện tử,… Bên cạnh đó, keo nến còn được sử dụng để dán các đồ vật trong nhà như đến giày để hạn chế trơn trượt, dán cánh cửa để hạn chế gió đập hoặc bọc chỗ nối dây điện để giúp mối nối không bị rò rỉ điện,…
+ Ưu điểm của keo nến
• Dễ sử dụng, chịu được môi trường ẩm ướt cao cũng như không tốn thời gian để gỡ lớp keo nến.
• Có khả năng dán được trên mọi mặt phẳng khác nhau
• Giá thành rẻ
+ Nhược điểm của keo nến
Keo nến có độ nóng chảy lớn, vì vậy trong quá trình sử dụng tránh để trẻ nhỏ lại gần hay chú ý thao tác để tránh bị bỏng.
3. Nên sử dụng keo 502 hay keo nến?
Với những chia sẻ trên đây có thể thấy rằng keo 502 và keo nến đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu khác nhau mà bạn lựa chọn loại keo nào cho phù hợp. Điều cần nhớ đó là cần tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng keo để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho người xung quanh.
ĐT