Mặc dù có nhiều loại keo dán khác nhau trên thị trường nhưng không phải loại keo nào cũng đảm bảo kết dính tốt và bền bỉ theo thời gian. Thậm chí ngay cả với keo 502 mọi người cũng nghi ngờ về độ bám dính của nó, do vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc làm rõ điều đó.
1. Khả năng kết dính của keo 502
Keo 502 từ lâu đã được biết đến là một loại keo có khả năng kết dính tức thì, đảm bảo tính thẩm mỹ cao và tuổi thọ của mối dán lâu dài. Nhờ vào ưu điểm đó mà loại keo này ngày càng được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong gia đình mà còn ở các xưởng sản xuất, chế tác đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác vàng, đá quý, kim cương,…
Trong thành phần của keo 502 bao gồm các loại hóa chất như Cyanoacrylate, Acetate, Methylene Chloride, Ethyl acetate. Bên cạnh đó còn tùy vào mỗi đơn vị sản xuất khác nhau mà sử dụng loại phụ gia nào để kết hợp với các hóa chất trên tạo nên loại keo với khả năng kết dính hiệu quả, thời gian khô nhanh chóng.
Đặc biệt thành phần Cyanoacrylat có trong keo 502 chính là muối của axit acrylic và Cyanua (Cn). Nó có khả năng phát huy được tác dụng khi gặp nhiệt độ và áp suất môi trường phù hợp nhưng lại bị phân hóa và phá vỡ các mối liên kết khi gặp nhiệt độ cao hay bị hòa tan khi gặp aceton. Điều đặc biệt hơn nữa là những tác hại nguy hiểm của hóa chất có trong keo 502 khiến người dùng phải cẩn trọng khi sử dụng nó.
2. Lưu ý khi sử dụng keo 502
Theo một số nghiên cứu cho thấy việc hít phải một lượng cyanua khoảng 0,15 – 0,2gram qua đường hô hấp thì nó có thể dẫn đến triệu chứng xây sát ở trong mũi, cổ, khí quản và dẫn đến khó thở. Bên cạnh đó nó còn xảy ra hiện tượng chóng mặt, tim dập mạnh, tức ngực, mạch yếu, thưa và mất đi cảm giác. Thậm chí có nhiều trường hợp bị co giãn con ngươi, niêm mạc, da mẩn đỏ, hơi thở mùi hạnh nhân,… Nếu không ngừng tiếp xúc keo 502 kịp thời thì người đó có thể bị hôn mê và tử vong sau vài phút.
Với những mối nguy hiểm đó khi làm việc với keo 502 bạn cần mang đồ bảo hộ và đeo găng tay đầy đủ để hạn chế tối đa keo 502 tiếp xúc với da. Ngoài ra bạn cũng cần phải đóng mở nắp chai keo cẩn thận trước và sau khi sử dụng. Trong trường hợp dùng xong mà keo 502 vẫn còn thừa thì nên cất cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
3. Một số cách khắc phục khi sử dụng keo 502
- Thứ nhất, khi keo 502 dính vào tay bạn hãy ngâm chỗ đó vào trong nước xà phòng ấm ngay lập tức. Đây là quá trình giúp làm mềm keo hiệu quả. Ngoài ra nếu có dấm bạn có thể cho thêm một chút rồi sau đó vừa ngâm vừa kỳ thì lớp keo sẽ bong ra hiệu quả.
- Thứ hai, dùng acetone hay nước sơn tẩy móng tay với khả năng làm mềm chất cyanoacrylate có trong keo 502 cực kỳ hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ trực tiếp 1 lượng acetone vừa đủ lên chỗ bị dính keo rồi sau đó tẩy chúng đi là được.
- Thứ ba, thoa một ít bơ lên chỗ bị dính keo. Dùng tay chuyển động tròn vài phút để bơ tác dộng vào lớp keo khiến nó mềm ra. Cuối cùng chỉ việc rửa sạch với nước là nó sẽ sạch bong trở lại.
- Dùng hỗn hợp acetone với WD40 (Dầu chống gỉ) cũng là một giải pháp lý tưởng mà bạn nên áp dụng. Bởi acetone có đặc tính nhanh bay hơi nên trộn hai hỗn hợp này với tỉ lệ 1:1 rồi tẩy keo là rất hiệu quả.
Hi vọng qua đây bạn có thể nắm rõ khả năng kết dính của keo 502 như thế nào và cách sử dụng đảm bảo an toàn, tẩy keo 502 sao cho hiệu quả. Nếu còn thắc mắc điều gì nhanh tay liên hệ với công ty Nhật Tiến Hưng, chúng tôi luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh nhất thị trường.
Khắc Sử