Hầu hết chúng ta đều biết keo 502 có khả năng dán được rất nhiều loại vật liệu khác nhau như vải, kim cương, đá quý, nhựa,… mà đảm bảo tính thẩm mỹ cho vật dụng, bền bỉ cho mối nối. Vậy với sắt thì loại keo này có dán được hay không, nó có ưu nhược điểm gì, tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé.
1. Ưu nhược điểm của keo 502
+ Ưu điểm của keo 502
Keo 502 có công thức hóa học là CH2CL với các thành phần chính là Methylene Chloride, Ethyl Acetate, Toluene. Nhờ có sự kết hợp của các hóa chất này giúp keo kết dính tốt, khô nhanh chỉ trong vòng 3 giây, độ bền mối dán lâu. Chưa hết keo sau khi khô còn tạo được một lớp mỏng có màu trắng đục đảm bảo tính thẩm mỹ, thích hợp ứng dụng trong các văn phòng, xí nghiệp, xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các nhà sản xuất còn đưa ra nhiều kích cỡ chai khác nhau, đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau của người dùng. Vì vậy dựa vào nhu cầu thực tế mà bạn chọn loại nào, qua đó giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
+ Nhược điểm của keo 502
Mặc dù vậy nhưng keo 502 cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Cụ thể nếu không sử dụng đúng cách keo 502 có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng đáng kể. Thành phần hóa chất trong keo có tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng thị lực, thính lực, rối loạn vận động và thậm chí là còn gây tử vong nếu không bảo hộ đúng cách.
Bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng keo 502 đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong trường hợp thường xuyên tiếp xúc với keo bạn cần phải trang bị đầy đủ các món đồ bảo hộ để giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
2. Keo 502 có dán được vào sắt không?
Câu trả lời là Có. Tương tự như với các loại vật liệu khác, keo 502 dán sắt với khả năng tự dính cao, đông cứng nhanh. Bởi thành phần của keo có chứa nhiều loại hóa chất như Methylene Chloride, Ethyl Acetate và Toluene, bởi vậy mà nó có thể dán được các mối dán nhanh chóng, chắc chắn, tính thẩm mỹ không bị mất đi.
Đặc biệt với các bề mặt po-ly-este-len thì keo 502 vẫn đảm bảo kết dính hiệu quả. Tùy theo mục đích sử dụng và nhu cầu dán khác nhau mà nhà sản xuất sẽ pha keo theo tỉ lệ khác nhau, đảm bảo chịu lực, chịu nhiệt, độ kết dính bền bỉ theo thời gian.
3. Cách tẩy keo 502 khỏi bề mặt kim loại
+ Cách tẩy keo 502 bằng Acetone
Vì đặc tính của acetone giống cồn là nhanh bay hơi, do vậy khi tẩy keo 502 bằng nguyên liệu này yêu cầu phải thao tác nhanh. Đầu tiên dùng giấy ướt hay miếng vải thấm ướt bằng acetone rồi chà xát lên vùng bị dính keo. Lớp keo khi đó sẽ nhanh chóng biến mất, trường hợp keo còn sót thì hãy lặp lại các bước này thêm vài lần nữa.
+ Cách tẩy keo 502 bằng khò nhiệt
Dùng máy khò nhiệt làm nóng keo để nó trở thành dạng lỏng hay gel mềm. Tiếp đó dùng dung dịch acetone rửa lại bề mặt kim loại, ngâm trong vài phút. Lúc này acetone sẽ tương tác với chất kết dính tạo thành chất lỏng, qua đó giúp bề mặt kim loại loại bỏ nhanh chóng được keo 502.
+ Cách loại bỏ 502 khi lớp keo dày và cứng
Đầu tiên hãy đổ nước ấm lên bề mặt vật liệu dính keo và chờ 5 phút để nước ấm làm mềm keo. Tiếp đó lấy dao cạo hay dùng giấy nhám vật sắc nhọn để làm mỏng lớp keo trên bề mặt. Cuối cùng dùng bông thấm acetone hay cồn để rửa sạch kim loại một lần nữa.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về việc keo 502 có dán sắt được không, ưu nhược điểm của nó là gì, cách xử lý keo 502 khi dính trên vật liệu kim loại như thế nào. Còn để mua keo 502 chất lượng, giá rẻ, bạn có thể liên hệ với công ty Hoàng Trí. Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chuyên sản xuất các loại keo 502, keo con voi, keo con chó,… với đa dạng quy cách khác nhau. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá đầy đủ nhất.
Khắc Sử