Keo 502 là loại keo với các thành phần hóa chất gồm Methylene Chloride, Ethyl Acetate và Toluene. Đặc điểm của loại keo này là khả năng kết dính mau chóng và chắc chắn. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ, thành phần của keo 502 hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Nguồn gốc và xuất xứ của keo 502
Từ hàng trăm triệu năm trước công nguyên đã có phát minh ghi dấn ấn lịch sử của loại người đó chính là việc người Hy Lạp tạo nên một loại keo dán gồm: Lòng trắng trứng, máu, xương, pho mát, rau, ngũ cốc,… Hỗn hợp này được tạo ra giúp kết dính nhiều vật dụng như gỗ, đất sét, đồng,…
Cùng với sự tiến bộ, các nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm và phát triển loại hợp chất này. Mãi đến năm 1970, một người Anh Quốc được cấp bằng sáng chế về việc tạo ra chất kết dính và cũng là loại keo đầu tiên được công nhận trên thế giới. Nguyên liệu để sản xuất loại keo này đến từ cá, sau đó loài người tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu các hỗn hợp chất kết dính khác nhau từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nữa như cao su tự nhiên, xương động vật, tinh bột, casein và cả protein sữa.
Các nghiên cứu này chỉ thực sự thành công khi tiến sĩ Harry Coover phát hiện ra chất có tên gọi Cyanoacrylate. Đến năm 1951, chất Cyanoacrylate được Coover và tiến sĩ Fred Joyner nghiên cứu tạo nên hợp chất có khả năng chịu nhiệt cho máy bay phản lực có tên gọi là acrylate polymer. Họ cũng chứng minh được Cyanoacrylate là một chất đặc biệt hữu ích.
Ngày nay, Cyanoacrylate đã trở thành một phần không thể thiếu trong sản xuất keo 502. Một loại keo với khả năng kết dính tuyệt vời các loại vật liệu như gỗ, da, kim loại, nhôm, nhựa,… Bên cạnh đó người ta còn sử dụng nó để dán đá quý, kim cương,… Ưu điểm của loại keo này là chắc chắn, độ bền cao, thời gian khô nhanh và đặc biệt là giá rẻ.
2. Thành phần chính của keo 502
+ Methylene Chloride
Methylene Chloride là một loại dung môi hữu cơ có mùi thơm ngọt nhưng lại cực kỳ nguy hiểm nếu tiếp xúc khối lượng lớn trong thời gian dài. Một số biểu hiện khi hít phải nó nhiều đó là đau đầu, chóng mặt, có thể bị nôn mửa hay mất trí nhớ ngắn hạn, thị lực, thính lực giảm,… Thậm chí trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn bị rối loạn vận động, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, tổn thương nội tạng như gan, mật, tim mạch,...
+ Ethyl Acetate
Thành phần này trong keo 502 có mùi như trái cây và tồn tại ở dưới dạng lỏng. Nếu vô tình tiếp xúc với nó nhiều sẽ gây nhức đầu, nôn mửa, chóng mặt, buồn ngủ, rơi vào tình trạng mất nhận thức.
+ Toluen
Toluen cũng là một thành phần có trong keo 502. Nếu lỡ hít phải nó mà trường hợp nhẹ sẽ bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Còn trường hợp nặng sẽ rơi vào tình trạng mất nhận thức, thậm chí là tử vong.
+ Cyclohexane
Biểu hiện khi tiếp xúc với chất này là như cơn nghiện ma túy, bị co giật, mất tiêu cự, chân tay run. Trường hợp ngộ độc nặng thì sẽ khó kiểm soát được hành vi, thậm chí là rơi vào tình trạng hôn mê.
3. Lưu ý khi sử dụng keo 502
Với những thành phần độc hại có trong keo 502 buộc người dùng khi sử dụng nó cần phải cẩn trọng hơn. Cụ thể như sau:
- Làm việc với keo 502 cần đảm bảo môi trường khô thoáng, mát mẻ.
- Luôn đeo khẩu trang, kính bảo hộ giúp giảm thiểu việc hít phải các thành phần độc hại từ keo, qua đó ngăn chặn keo bắn vào mắt hay phòng ngừa các căn bệnh như suy hô hấp, ngạt khí, hôn mê,…
- Nếu không may bị dính keo vào tay, mặt, mắt thì cần phải sơ cứu ở dưới vòi nước sạch, sử dụng khăn bông, khăn mềm chườm vào chỗ bị dính hay dùng acetone trong chất tẩy sơn móng tay để làm mềm cyanoacrylate, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Những chia sẻ trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ, thành phần cũng như các sử dụng keo 502 an toàn hơn. Còn để tìm được địa chỉ bán keo 502 uy tín, chất lượng hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và báo giá đầy đủ hơn.
Khắc Sử