Hiện nay, dung dịch tẩy sơn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng hỗ trợ rất nhiều trong việc tẩy sạch vết sơn trên mọi bề mặt vật liệu. Nhưng việc tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc tính, công dụng, cách sử dụng như thế nào trước khi thực hiện sẽ càng mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Cùng tìm hiểu nguyên tắc sử dụng nước tẩy sơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nước tẩy sơn là gì?
Nước tẩy sơn là hỗn hợp gồm nhiều chất, trong đó chủ yếu là dung môi có mục đích để tẩy rửa, loại bỏ sạch lớp sơn cũ trên nhiều bề mặt vật liệu như: đồng, nhôm, sắt thép, gỗ, nhựa…Dung dịch này có kích thước rất nhỏ sẽ thẩm thấu vào bên trong màng sơn nhằm tách màng sơn ra khỏi sản phẩm hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng nước tẩy sơn dưới nhiều dạng như: ngâm, phun, bôi, quét lên sản phẩm cần tẩy rửa để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ưu điểm khi sử dụng dung dịch tẩy sơn là giúp rút ngắn quá trình thực hiện được nhanh chóng, giữ nguyên được hiện trạng bề mặt. Tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn đúng loại nước tẩy sơn phù hợp với từng loại bề mặt vật liệu để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
2. Đặc tính của nước tẩy sơn
- Xuất hiện: dung dịch đục trắng, không đồng nhất.
- Mùi : mùi dung môi hữu cơ
- PH: acid
- Tỷ trọng, (g/ml) : 1.15 ± 0.01
- Cháy: khó cháy
Cách bảo quản nước tẩy sơn:
- Khuyến khích làm việc liên tục đến hết, tránh hao hóa chất, do bay hơi.
- Vớt màng sơn, thay hóa chất thường xuyên, hoặc thay mới hoàn toàn.
- Đậy kín nắp dung dịch tẩy sơn khi dừng làm việc, hoặc dồn vào can xoáy chặt nắp, lưu kho, có biển cảnh báo, hóa chất nguy hiểm.
3. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản nước tẩy sơn an toàn
Hóa chất tẩy sơn là tổng hợp từ nhiều dung môi hữu cơ, có tính acid cao cho nên khi sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt an toàn lao động như:
- Khu làm việc có quạt hút, thông thoáng.
- Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, bảo hộ cơ thể khi làm việc, găng tay, ủng, khẩu trang phòng độc, kính, mũ, quần áo bảo hộ lao động…
- Dùng kềm gắp sản phẩm, không nên dùng tay trực tiếp mặc dù có găng tay cao su.
4. Cách xử lý các trường hợp tai nạn khi làm việc với hóa chất tẩy sơn
– Tiếp xúc vào da, tay, quần áo: thay quần áo ngay, rửa sạch dưới vòi nước 15 phút.
– Tiếp xúc vào mắt: Xả nhẹ nước sạch 15 phút, nghỉ ngơi, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu.
– Tiếp xúc qua đường hô hấp: Cần ra chỗ thông thoáng, nếu khó thở, cần thở khí oxy nếu nặng cần đến cơ sở y tế để được sơ cứu.
– Tiếp xúc qua miệng: Uống nhiều nước, không được cho bất cứ gì vào họng khi bệnh nhân ngất xỉu.
5. Vấn đề an toàn chai lọ hóa chất tẩy sơn sau khi sử dụng
Mặc dù là sản phẩm khó cháy nổ, nhưng nếu xảy ra sự cố thì cần xử lý theo cách dùng CO2, cát, để dập cháy.
Vấn đề môi trường sinh thái: Không đổ hoá chất, cặn còn lại trong can ra mương, rãnh thoát nước, có thể trung hoà bằng Ca(OH)2 15%, vôi bột, xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
Hóa chất tẩy sơn cần được bảo quản trong kho thoáng mát, cách xa nguồn lửa, ghi rõ nhãn mác bao bì, ngày sản xuất, sản xuất theo TCVN. Đồng thời, có cảnh báo nguy hiểm, cháy, ăn mòn.
Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu đúng về cách sử dụng cũng như bảo quản hóa chất tẩy sơn đúng cách, an toàn nhất. Mọi thông tin cần được tư vấn hoặc mua sản phẩm nước tẩy sơn chuyên dụng, chất lượng, đúng giá quý khách hãy liên hệ với Nhật Tiến Hưng chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
T.H