Vì có nhiều đặc tính giống nhau nên nhiều người hay nhầm lẫn keo 502 và keo 401. Tuy nhiên, thực tế hai loại keo này có sự khác nhau và tùy theo nhu cầu mà bạn lựa chọn loại keo nào cho đúng. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được keo 502 và keo 401.
1. Keo 502
Keo 502 là một loại keo dán được trên nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, vải, kim cương, đá,… Hiện nay, ngoài phạm vi gia đình nó còn được ứng dụng trong nhà máy sản xuất, giày da, xưởng gỗ,… Thành phần chính của keo 502 bao gồm Methylene Chloride, Ethyl Acetate và Toluene. Nhờ các loại hóa chất này giúp keo 502 nhanh khô hơn, liên kết bề mặt tức thì và giúp các mối nối đảm bảo sự chắc chắn, tính thẩm mỹ cao.
Một ưu điểm khác của keo 502 là có dung tích từ nhỏ đến lớn. Bởi vậy tùy theo mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn sản phẩm có dung tích nào cho thích hợp. Một số người còn gọi keo 502 là keo dán sắt, bởi nó được ứng dụng trong ngành chế tác hoàng kim và xử lý được các món đồ trang sức có yêu cầu về độ tỉ mỉ và chính xác cao.
Muốn sử dụng keo 502 hiệu quả bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nếu là các chi tiết nhỏ, vật dụng bé như đồ handmade, đồ trang sức thì bạn hãy dùng tăm chấm keo dán lên đó, tuyệt đối không dùng tay để chấm vào keo.
- Dùng vòi đi kèm với tuýp keo để lấy lượng keo thích hợp với mục đích sử dụng.
- Nếu không may bị keu chảy lan ra vị trí xung quanh thì bạn nên dùng nước, xà phòng, xăng cũng như aceton để tẩy sạch phần keo dư thừa. Song bạn cũng nên xem xét kỹ chất liệu nào nên dùng để tẩy rửa keo cho hợp lý.
- Khi cần phải làm việc với keo 502 trong một thời gian dài phải trang bị đồ bảo hộ cần thiết như khẩu trang chuyên dụng, bao tay, kính bảo vệ mắt,… Tránh sử dụng keo 502 trong môi trường làm việc kín gió, bức bí. Còn nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường này thì phải mở hết cửa sổ, bật quạt thông gió để mùi keo nhanh chóng bay ra ngoài và lan tỏa vào không khí, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bảo quản keo tránh xa tầm tay trẻ em. Nếu chẳng may keo bị dính vào tay, mặt cần sơ cứu dưới vòi nước sạch. Lấy khăn bông, khăn mềm chườm vào chỗ bị dính keo trên tay hay dùng acetone (nước rửa sơn móng tay) để tẩy keo. Trong tình trạng nặng, keo bị dính vào mắt cần mau chóng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để chữa trị.
2. Keo 401
Keo 401 là chất trám được dùng để xử lý các bề mặt acrylic, cyanoacrylate, epoxy, silicone,... Hiện nay dòng sản phẩm này cũng được phân phối trên toàn cầu và có thể ứng dụng công nghiệp khác nhau.
Với kết cấu dạng lỏng và khả năng kết dính nhanh, keo 402 có thể dùng để dán các loại vật liệu như nhựa, kim loại, nhất là xốp, gỗ, giấy, da, vải,… hay thậm chí là các bề mặt chất liệu khó dính như EPDM, Viton, Nylong.
Đặc điểm nhận dạng của keo 401 là trong suốt, mất khoảng 15 giây để có thể kết dính bề mặt vật liệu và mất 24 giờ để bám chắc hoàn toàn. Khả năng chịu nhiệt của loại keo này khoảng 180 độ F hay 82 độ C, nó có thể dán nhanh trên các vật liệu khó dính và yêu cầu phải ép đều sau khi dán.
3. Lợi thế của keo 502 so với 401
Sở dĩ người dùng ưa chuộng keo 502 hơn keo 401 bởi nó mang lại những lợi ích như sau:
- Keo 502 với giá thành thấp, dễ dàng mua được ở bất kỳ nơi đâu và được sản xuất với nhiều dung tích từ nhỏ, vừa đến lớn. Người dùng có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích của mình.
- Bạn có thể ứng dụng keo 502 trong gia đình, nhà máy sản xuất, giày da, xưởng gỗ,…
- Keo 502 khô rất nhanh, liên kết bề mặt tức thì và khả năng biến đổi các mối nối cực kỳ chắc chắn, có tính thẩm mỹ cao.
Với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt được keo 502 và keo 401. Còn thắc mắc điều gì hay đang cần tìm một địa chỉ cung cấp keo 502 uy tín, chất lượng, đừng chần chờ gì nữa mà hãy nhấc điện thoại lên gọi ngay cho công ty Nhật Tiến Hưng, chúng tôi luôn sẵn sàng mang đến cho bạn sản phẩm tốt nhất.
Khắc Sử