Không ít người thắc mắc vì sao keo 502 để dán đồ dùng nhưng lại gây bỏng khi chẳng may dính vào tay, da lại gây bỏng. Thấu hiểu điều đó bài viết sau đây chúng tôi chia sẻ một vài gợi ý nhỏ, hi vọng qua đây có thể giúp hiểu rõ hơn về loại keo này.
1. Thành phần gây bỏng trong keo 502
Thực tế để tạo được khả năng kết dính của keo 502 thì nhà sản xuất phải kết hợp từ nhiều thành phần hóa học khác nhau. Và các thành phần này cũng là nguyên nhân gây bỏng tay, da khi chẳng may dính vào. Không chỉ vậy nó còn kéo theo nhiều mối nguy hiểm khác mà không phải ai cũng lường trước được.
+ Methylene Chloride
Đây là một loại dung môi hữu cơ với mùi hơi ngọt, song đằng sau mùi hấp dẫn ấy là mối nguy hiểm khôn lường nếu hít phải nó một lượng lớn trong thời gian dài. Biểu hiện sau khi hít Methylene Chloride đó là đau đầu, chóng mặt, có thể nôn mửa, mất trí nhớ ngắn hạn, giảm thị lực, thính lực,… Thậm chí có nhiều trường nghiêm trọng hơn là bị rối loạn vận động, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tổn thương gan, mật, tim mạch hay nặng nề hơn là ung thư phổi.
+ Ethyl Acetate
Thành phần hóa học Ethyl Acetate có mùi thơm của trái cây và nó tồn tại ở dưới thể lỏng. Nếu vô tình tiếp xúc với loại dung dịch này thì có thể gây nhức đầu, nôn mửa, chóng mắt, thậm chí là buồn ngủ, dần dần mất đi ý thức.
+ Toluen
Đây là thành phần hóa học có trong keo 502 mà nếu lỡ hít vào nhẹ sẽ gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương, nặng thì nó có thể khiến cho con người rơi vào tình trạng mất nhận thức, thậm chí là tử vong.
+ Cyclohexane
Hít phải chất này sẽ có biểu hiện như cơn nghiện ma túy, bao gồm các biểu hiện như co giật, mất tiêu cự, chân tay run. Còn trường hợp ngộ độc nặng hơn thì con người sẽ không thể kiểm soát được hành vi của mình và dễ rơi vào tình trạng hôn mê.
Việc keo 502 có tính nóng, nhanh khô và sau khi khô thì đông cứng, liên kết chắc chắn khiến cho nó vô tình dính lên da sẽ rất nguy hiểm. Đối với người lớn có thể điều này không đáng ngại nhưng với trẻ nhỏ có làn da mỏng thì rất dễ gây bỏng. Hay nếu keo rơi vào mắt, miệng của người lớn thì nó cũng sẽ xảy ra tình trạng bỏng rất nguy hiểm.
2. Bị dính keo 502 phải làm sao?
Nếu keo 502 dính vào da tay, da chân, nền nhà, vải vóc, kính, xe,… thì bạn có thể tự thực hiện được tại nhà. Song nếu nó dính vào các vị trí nhạy cảm như mắt thì bắt buộc phải đến bệnh viện hay cơ sở ý tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, điều trị, loại bỏ keo ra khỏi mắt, hạn chế tình trạng và gây hậu quả nặng nề về sau.
- Đối với các vật dụng hay tay bị dính keo 502 thì bạn có thể ngâm vào trong nước xà phòng ấm ngay lập tức để giúp keo mềm ra và có thể gỡ bỏ dễ dàng. Ngoài ra bạn cũng có thể cho vào hỗn hợp xà phòng một ít giấm để hiệu quả tăng thêm.
- Sử dụng acetone hay nước tẩy sơn móng tay cũng là giải pháp rất đáng để cân nhắc. Bởi acetone có đặc tính làm mềm chất cyanoacrylate có trong keo 502. Vậy nên chỉ cần đổ trực tiếp acetone lên khu vực bị dính keo rồi nhẹ nhàng gỡ bỏ, chùi sạch lớp keo đi là được. Ngoài ra bạn cũng có thể trộn acetone với dầu chống gỉ theo tỉ lệ 1:1 để tẩy keo 502 hiệu quả hơn.
- Nếu trong nhà không có sẵn acetone thì hãy dùng bơ thực vật. Đầu tiên hãy thoa bơ lên vị trí bị dính keo 502 rồi sau đó dùng tay thoa theo chuyển động tròn để giúp bơ thấm vào keo nhanh hơn, phá vỡ liên kết và giúp tẩy keo dễ dàng sau đó.
- Bạn có thể dùng 2 muỗng canh muối cho vào tay và thêm một ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó chà lên tay tầm 30 đến 60 giây thì keo sẽ bong tróc hết.
Với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể nắm rõ thành phần trong keo 502 có gì mà gây bỏng cũng như phương pháp để tẩy keo 502 hiệu quả. Đừng quên đến với công ty Nhật Tiến Hưng để được tư vấn cách sử dụng và cung cấp sản phẩm keo 502 đúng như ý muốn.
Khắc Sử