Keo AB 2 thành phần là một trong những loại keo được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Để hiểu rõ hơn và sử dụng hiệu quả chất kết dính này, hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Đặc tính kỹ thuật keo AB
Keo AB còn được gọi là
keo AB Epoxy, là một loại keo dính 2 thành phần ( A và B). Trong đó phần A chính là chất kết dính làm từ nhựa Epoxy, còn phần B là chất làm cứng. Với đặc tính như vậy, khi sử dụng chúng ta cần pha trộn 2 phần này lại với nhau để được một chất kết dính hoàn thiện. Và cũng do đặc tính 2 thành phần này, keo AB vừa là keo dán, vừa đóng vai trò như là một chất phủ, giúp bảo về bề mặt với khả năng chống thấm tốt.
Keo AB cho phép sử dụng trên mọi chất liệu bề mặt vật liệu. Đặc biệt, có thể phát huy tác dụng kết dính ngay cả trên những bề mặt đang bị ẩm ướt. Dưới đây chúng ta sẽ điểm qua thêm những đặc tính nổi bật của loại keo này:
+ Sở hữu độ bám dính cao
+ Độ bền và độ chịu lực tốt, ngay cả với lực giằng xé.
+ Chịu được sự ăn mòn của các hóa chất như kiềm, các loại axit, muối và xăng dầu.
+ Có khả năng chống nấm mốc.
+ Đảm bảo độ bền ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
2. Những ứng dụng của keo AB
Keo AB sở hữu nhiều đặc tính nổi bật, lại có giá thành rẻ và cách sử dụng tương đối dễ dàng nên được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau, tiêu biểu nhất là:
* Trong ngành xây dựng:
+ Sử dụng để trám các vết nứt trên mái nhà, tường, sàn bê tông.
+ Sử dụng để chống thấm cho hệ mái, tường, sàn nhà hoặc tại các khu vực tiếp xúc thường xuyên với nước, độ ẩm cao.
+ Dùng để ghép, nối phần bê tông cũ với bê tông mới trước khi rót hoặc là đổ bê tông.
+ Sử dụng như một lớp hồ vữa trong quá trình nâng cấp bê tông.
* Trong ngành công nghiệp đóng tàu thuyền và ngành gỗ
+ Sử dụng keo AB để liên kết các thanh gỗ lại với nhau, tạo sản phẩm hoàn thiện
+ Gia cố thêm độ chắc chắn cho các mộng ghép
+ Bao bọc thân tàu, thuyền để mang lại khả năng chống sự ăn mòn của muối biển, hà biển và thời tiết.
+ Trám kín các vết nứt.
* Trong nhà máy, gia đình
+ Keo AB được sử dụng để dán các vật dụng bằng gỗ, kính, gốm sứ, đá, kim loại…
+ Sử dụng để dán bố thắng của xe máy, xe đạp.
+ Dùng để gắn chắc máy móc vào tường hoặc sàn bê tông.
3. Cách sử dụng keo AB đúng cách và hiệu quả
Để phát huy tối đa hiệu quả chống thấm, bám dính của keo AB, tiết kiệm chi phí và thời gian, gia tăng tính thẩm mỹ và chất lượng cho sản phẩm… thì chúng ta cần sử dụng keo AB đúng kỹ thuật, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc mà bạn cần tuân theo để đảm bảo được điều đó:
+ Vệ sinh bề mặt cần dán thật sạch sẽ. Nếu bề mặt gồ ghề thì phải tạo sự bằng phẳng.
+ Bề mặt trước khi dán không những sạch mà còn phải khô ráo
+ Dụng cụ đựng và dùng để pha keo cũng phải sạch và khô
+ Keo phải được pha phần A và phần B vào nhau theo đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất đã hướng dẫn
+ Tính toán, ước lượng lượng keo cần sử dụng để pha với lượng phù hợp, bởi nếu không sử dụng hết trong vòng 30 – 45 phút thì keo sẽ bị đóng rắn, không thể tái sử dụng gây lãng phí.
+ Nếu sử dụng keo AB với vai trò chất bảo vệ, chống thấm cho bề mặt thì chỉ nên pha một lượng đủ dùng hết trong vòng 15 phút.
+ Để dán keo, dùng dụng cụ lấy keo có sẵn từ nhà sản xuất hoặc bàn chải sạch phết keo lên bề mặt với lượng vừa đủ, cố định 2 bề mặt lại với nhau bằng cách dùng tay giữ hoặc chèn vật nặng trong khoảng ít nhất là 10 phút.
+ Nếu dùng keo AB để chống thấm thì phải dùng bay trét hoặc là dao trét để quét keo lên bề mặt vị trí cần gia công.
+ Đối với phần keo bị tràn ra ngoài vị trí cần dán, hãy làm sạch bằng cách sử dụng khăn ẩm thấm acetone để lau.
+ Chỉ nên kiểm tra độ bám dính của keo bằng các phương pháp mạnh sau 12 giờ đồng hồ.
+ Đối với phần A và B còn chưa sử dụng tới thì có thể đậy nắp, để nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng vào lần sau.
ĐT