Giấy nhám có nhiều loại, tuy nhiên để chà gỗ và đánh bóng kim loại đều sẽ có yêu cầu riêng trong khâu chọn lựa. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy tham khảo bài viết sau đây để rút kinh nghiệm cho mình bạn nhé.
1. Cách chọn giấy nhám để chà gỗ
Bản chất của gỗ là mềm, dĩnh, liên kết gỗ yếu, dễ bị mài mòn. Ngoài ra, gỗ cũng không có chất nhựa kết dính, vì vậy khi chọn giấy nhám không cần phải bền nhưng hạt mài phải đồng đều. Bên cạnh đó, cấp độ hạt nhám cũng phải phân nhiều loại để có thể ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau như mài thô, mài tinh, mài chuẩn bị đánh bóng,… Theo các chuyên gia thì độ hạt của giấy nhám cho ngành gỗ thích hợp là từ P40 đến P2000.
Vấn đề thoát vụn gỗ là điều mà người dùng phải quan tâm. Nên sử dụng giấy nhám chà khô, tránh chọn giấy nhám nước. Trong trường hợp dùng giấy nhám chà gỗ thử công thì nên chọn loại có lớp chống dính ở trên bề mặt. Nhận biết lớp này khá đơn giản, bởi nó ở dạng bột đá màu trắng và được phủ lên trên lớp giấy nhám nhằm mục đích chống bám dính. Còn nếu bạn sử dụng giấy nhám kết hợp máy chà nhám thì phải chọn loại giấy nhám có độ hạt thưa. Đây là cách để vụn và bụi thoát ra không bị bám dính vào bề mặt của vật dụng.
Về vấn đề góc cạnh khi chà. Nếu như góc cạnh khó chà thì bạn nên ưu tiên lựa chọn loại giấy nhám mềm, có độ dẻo và dễ dàng uống cong được. Trong công đoạn chà tinh hay gỗ mềm thì lớp nền của giấy nhám nên bằng vải.
2. Cách chọn giấy nhám cho đánh bóng kim loại
Trong trường hợp này bạn cần chọn những loại giấy nhám có hạt mài mòn bén và đều. Vì kim loại có độ cứng cao nên cũng phải dùng giấy nhám chắc. Hạt mài của giấy nhám dùng trong đánh bóng kim loại thích hợp nhất là hạt Alumium, Zirconia, Ceramic, Silic carbon,…
Các loại hạt này có đặc tính kỹ thuật riêng, cụ thể hạt alumium kém bền nhưng đồng đều, silic carbon bén hơn alumium. Zirconia thì lại bén và bền nhưng có nhược điểm là chỉ có hạt thô, độ hạt chỉ trải đều từ P16 đến P120. Ceramic là loại hạt được ứng dụng công nghệ hiện đại ngày nay nên tốc độ mài mòn nhanh chóng, song giá thành lại đắt đỏ.
Vấn đề lớn đối với ngành kim loại đó là bản chất cứng nên giấy nhám khi sử dụng nhanh bị mài mòn, yếu cầu độ hạt mịn phải từ P180 trỏ lên. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có loại giấy nhám kết hợp từ hạt pearl và hạt alumium giúp giải quyết được vấn đề này. Mặc dù vẻ ngoài trông nó thô nhưng lại có khả năng làm mịn bề mặt vô cùng hiệu quả. Độ bền của loại giấy nhám này gấp 10 lần so với giấy nhám thông thường, song giá thành của nó cũng đắt gấp 3 lần.
3. Một số loại giấy nhám vừa chà gỗ vừa đánh bóng kim loại hiệu quả
+ Giấy nhám vòng
Loại giấy nhám này được sản xuất từ nhiều loại hạt mài khác nhau như ceramics, pearl,… Nó có ưu điểm là chà nhám tốt, đảm bảo bề mặt nhẵn mịn, có thể loại bỏ được bụi bẩn cũng như làm mờ các vết trầy xước trên đồ gỗ, đồ kim loại hiệu quả.
+ Giấy nhám cuộn
Đây là loại giấy nhám siêu mịn, nó có khả năng tự mài sắc với các hạt nhám của mình ngay trong quá trình mài mòn vật liệu. Nhờ đó mà tuổi thọ của giấy nhám cuộn cũng khá lâu dài, đem lại hiệu quả đánh bóng cao. Hiện nay, thị trường có một số loại giấy nhám cuộn khá được ưa chuộng như giấy nhám cuộn vải mềm JB5, NCA, Starcke...
+ Giấy nhám tờ
Giấy nhám tờ thường được dùng để mài mòn, đánh bóng đường viền của vật liệu hay những vị trí gồ ghề góc cạnh. Thị trường hiện nay cũng có nhiều loại sản phẩm này, trong đó sản phẩm đến Đức hay Hàn Quốc là được đánh giá cao nhất.
Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn đọc lựa chọn được loại giấy nhám thích hợp để chà gỗ và đánh bóng kim loại. Đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác.
Thùy Duyên