Giấy nhám cuộn là gì? Công dụng ra sao? Có bao nhiêu loại giấy nhám cuộn phổ biến nhất hiện nay? Tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời bạn nhé.
Đây là một loại vật liệu mài mòn với bề mặt thô ráp và được cấu tạo từ 3 bộ phận khác nhau bao gồm hạt nhám, keo dính, giấy hoặc vải. Từ cuộn giấy nhám ban đầu, các nhà sản xuất đã gia công và sau đó cắt dán thành các hình thù tròn, dạng đai, dạng miếng để sử dụng trong các loại máy mài quả lô, máy mài cầm tay với sự đa dạng kích thước khác nhau.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại chế phẩm làm từ nhám cuộn có thể kể đến như nhám đai, nhám tờ, nhám tròn cho máy cầm tay,… Tùy theo nhu cầu mà người dùng đưa ra lựa chọn nào phù hợp nhất cho mình.
2. Hạt mài của giấy nhám cuộn
Hạt mài nằm ở lớp ngoài cùng của
giấy nhám và được sản xuất từ nhiều loại khác nhau như đá lửa, Garnet, Emery, Oxit nhôm, Alumina-Zirconia,… Vai trò của hạt mài rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng mài nhiều hay ít của giấy nhám. Bộ phận hạt mài sẽ được gắn chặt với lớp vải hay giấy bằng keo chuyên dụng, khả năng kết dính hiệu quả.
Sau một thời gian sử dụng, hạt mài của giấy nhám cuộn sẽ bị mài mòn. Lúc này người sử dụng cần phải thay đổi giấy nhám hay đai nhám để đảm bảo chất lượng cũng như quy trình đánh bóng. Vì lý do này mà giấy nhám cuộn được xếp vào nhóm vật tư tiêu hao.
3. Màu sắc giấy nhám cuộn
Giấy nhám cuộn có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó phổ biến nhất chính là màu xanh lam và màu đỏ. Mỗi khổ giấy nhám cuộn đều khá lớn, vậy nên nó cho phép người dùng có thể cắt ra thành các dây đai nhám với kích thước lớn nhỏ khác nhau, phù hợp để lắp đặt vào nhiều loại máy khác nhau.
4. Công dụng của giấy nhám cuộn
- Giấy nhám cuộn dùng để mài mòn, đánh bóng vật liệu kim loại. Các loại hạt mài với sự đa dạng chủng loại, kích thước khác nhau, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về độ nhẵn mịn khác nhau. Sử dụng giấy nhám có thể dùng để mài thô, mài phá hay mài trung.
- Sử dụng giấy nhám giúp mài mòn, gia tăng độ sáng bóng và sạch sẽ cho bề mặt của sản phẩm.
- Không chỉ kim loại, giấy nhám còn có thể đánh bóng bề mặt gỗ, đá, gương, nhựa,…
5. Các loại giấy nhám cuộn phổ biến
+ Giấy nhám cuộn Con Ó Hàn Quốc
Loại giấy nhám này được rất nhiều người ưa chuộng với thiết kế dạng cuộn tròn. Thích hợp nhất là để sử dụng chà bằng tay thủ công hay kết hợp với máy chà nhám rung trong ngành gỗ. Quy cách nhám thường là 4″x50y, 6″x50y, 8″x50y,… Hạt nhám đa dạng từ #36 –> #400, màu sắc đặc trưng gồm có màu đỏ và cát đỏ.
+ Giấy nhám cuộn GXK51
Giấy nhám này được nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc giá như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… Hiện nay, nó được dùng nhiều trong ngành sản xuất, chế biến gỗ và cả ngành cơ khí, công nghiệp sản xuất ô tô,… Điểm cộng của giấy nhám cuộn GXK51 là chà nhám sắc, nhanh chóng và tiện lợi.
+ Giấy nhám cuộn dạng đai
Phần lớn đều được nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam và sử dụng nhiều cho mục đích mài nhám, đánh bóng bề mặt kim loại. Quy cách của nhám cuộn dạng đai phổ biến là X 83’’, 25mm X 840mm, 4’’ x 36’’,… Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đưa yêu cầu quy cách theo nhu cầu. Độ hạt của giấy nhám phổ biến là #40, #60, #80, #100, #120, #150, #180, #240, #320, #400, #600.
+ Nhám cuộn JB5
Nhám cuộn JB5 có nguồn gốc từ Trung Quốc, độ hạt phổ biến từ #40 - #600. Đa phần mọi người hay sử dụng nó trong ngành gỗ, đem lại hiệu quả chà nhám tuyệt vời mà giá thành lại phải chăng.
+ Nhám cuộn Starcke
Dòng giấy nhám này thuộc vào loại cao cấp với nguồn gốc xuất xứ từ CHLB đức. Kích thước phổ biến của nó là 150mm x 50m, thích hợp dùng để mài nhám những vật liệu kim loại, khả năng đánh bóng tối ưu.
Với những chia sẻ trên đây hi vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại giấy nhám cuộn và công dụng tuyệt vời của các dòng sản phẩm này. Nếu còn thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé.
Thùy Duyên